Trang chủ » Báo Giáo Dục Thời Đại »
Như bạn đã biết, giai đoạn bé từ 5 tới 11 tháng là thời gian bé ăn dặm, thế nhưng, nhiều người không hiểu tại sao phải như vậy. Rất đơn giản thôi, khi bé từ 5 tháng sữa mẹ không đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ. Hơn thế trẻ cần học cách ăn chứ cứ uống sữa mãi thế nào được nhỉ và đây cũng là giai đoạn bắt đầu học ăn của trẻ dễ dàng nhất.
Nhật vẫn được coi là đất nước tiên tiến với các phương pháp nuôi dạy con thông minh, đủ chất, vậy tại sao chúng ta lại không học hỏi những cách ăn dặm theo kiểu Nhật và xem các bà mẹ Nhật chăm sóc con như thế nào?
Nội dung bài viết
Điều bạn chưa biết là ăn dặm kiểu Nhật tập trung vào việc phát triển cho bé một thói quen ăn tốt từ nhỏ và giúp bé phát triển vị giác an toàn trong giai đoạn vô cùng nhạy cảm này mà không hề đặt nặng về lượng thức ăn trẻ sẽ ăn được. Nếu mẹ áp dụng thành công con có thể tăng cân vù vù, khỏe mạnh, tránh được việc đi rong khi ăn, chuyện ăn uống sẽ vô cùng thích thú với con chứ không phải là nỗi sợ hãi.
Có thể nói vấn đề ăn dặm luôn có sự tranh cãi của mỗi người và mỗi thế hệ, đặc biệt ở các vùng nông thôn có quan niệm cho ăn sớm giúp trẻ cứng cáp. Đó là vấn đề tranh cãi nhưng theo nhiều chuyên gia về dinh dưỡng trong 6 tháng đầu đời trẻ rất cần bú mẹ hòa toàn, trẻ không được hoặc không nên ăn thêm hay uống thêm bất cứ thứ gì ngay cả nước tinh khiết.
Đó là theo các chuyên gia, thế nhưng bạn à, mỗi bé sinh ra có nhịp độ phát triển khác nhau, không phải đứa trẻ nào cũng 6 tháng cho ăn dặm, bạn sẽ bắt đầu cho ăn khi bé có các biểu hiện như chóp chép miệng khi thấy người lớn ăn. Phải tới 9 tháng mới là giai đoạn cần thiết cho việc ăn dặm. Chính bởi vậy, “ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu khi nào?” sẽ không có câu trả lời chính xác mà nó tùy thuộc vào cơ thể của trẻ mà thôi.
Tuy có thể mang lại hiệu quả vô cùng lớn đối với sự phát triển và khả năng của trẻ, nhưng ăn dặm kiểu Nhật lại khá khác biệt với ăn dặm truyền thống, đòi hỏi các ông bố, bà mẹ cần lưu ý nhiều vấn đề, đặc biệt là việc tuân thủ theo đúng nguyên tắc ăn dặm theo kiểu Nhật. Việc tuân thủ theo nguyên tắc giúp bé sớm đi vào nếp ăn cũng như bạn không mất quá nhiều thời gian cho bé tập.
Bạn biết đấy, thực đơn theo cách chế biến của Nhật thường không sử dụng gia vị mà lấy vị chính của nguyên liệu để bé cảm nhận rõ mỗi thứ, nên có nhiều bé sẽ không thích ăn hoặc ăn rất ít, đừng lo, ở giai đoạn 5 tới 7 tháng bé có thể ăn hoặc không ăn và không hề ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Cà Rốt Nghiền
Nguyên liệu: Cà rốt khoảng 1/3 củ, cháo trắng khoảng 2 tới 3 thìa cà phê, các nguyên liệu để riêng bạn nhé
Cách làm: Cà rốt rửa sạch, luộc chín với nước sạch rồi nghiền nát, bạn nên chọn chế độ nghiền kỹ bởi đây là giai đoạn đầu tiên bé làm quen với ăn dặm. Tốt nhất trong thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng các nguyên liệu bạn nên đun kỹ và nghiền kỹ. Cháo trắng nghiền kỹ. Bạn có thể trộn 2 nguyên liệu này hoặc cho bé ăn riêng từng loại, với cách ăn riêng cần ăn 1 thìa cháo lại 1 thìa cà rốt.
Súp Dâu Tây Và Sữa Chua
Nguyên liệu: Một hộp sữa chua trắng loại không đường (Đây là giai đoạn cho bé ăn dặm đầu nên cần hạn chế gia vị, đặc biệt với các loại đường hóa học dùng trong công nghiệp thực phẩm), Dây tây khoảng 1 tới 2 quả tùy theo kích thước.
Cách làm: Dâu tây nên rửa sạch rồi để ráo nước bởi việc dính nước lã vào thức ăn có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp các vấn đề không tốt. Sau khi nghiền bạn chỉ cần lấy khoảng 2 tới 3 thìa cà phê sữa chua trắng trộn đều là xong. Chú ý: Trong dâu tây có chứa rất nhiều vitamin C lại có vị mát nên dùng với những ngày nắng nóng sẽ rất hợp lý.
Súp khoai tây nghiền và sữa
Nguyên liệu: Sữa khoảng 30 tới 60ml sữa, 1 củ khoai tây hoặc 1/2 củ tùy theo kích thước củ. Bạn nên lưu ý khi sử dụng sữa bởi đây sẽ là loại sữa bột cho trẻ, tuyệt đối không sử dụng sữa tươi bởi trẻ giai đoạn này chưa hấp thụ được sữa tươi tuyệt trùng.
Cách làm: Sơ chế khoai tây sạch và cho vào luộc chín, ở bước này bạn có thể cắt nhỏ khoai cho nhanh chín cũng như dễ dàng hơn khi nghiền. Khoai tây sau khi luộc chín để ráo nước và trộn cùng sữa bột đã pha theo tỉ lệ đặc rồi cho hợp nghiền nhừ rồi đun lại một lần nữa. Nếu muốn bạn có thể đun hỗn hợp rồi sau đó nghiền thành súp.
Chú ý: Món ăn này có thể sử dụng cho mọi thành viên của gia đình do rất dễ ăn, đặc biệt là người ốm, người già. Món súp nghiền khoai tây và sữa cũng là món trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân hữu hiệu đó các mẹ ạ.
Súp Bí Đỏ Và Sữa
Nguyên liệu: Bí đỏ khoảng 20 tới 30 g, sữa bột từ 2 tới 3 thìa
Cách làm: Bí đỏ chọn loại bí già để tăng độ ngọt và nhanh nhừ khi đun, đem rửa sạch rồi thái nhỏ, cho lượng nước vừa đủ đem đun trên bếp cho tới khi chín. Sữa bột pha vừa đủ độ sánh tránh pha quá loãng. Cho hỗn hợp bí đỏ và sữa vào đun thêm tới khi mềm rồi cuối cùng nghiền nát.
Bí đỏ là nguyên liệu cho nhiều món ăn trong thực đơn ăn dặm bởi chứa nhiều Vitamin A lại có vị ngọt thanh, lành tính, dễ mua dễ xơ chế. Bạn có thể tìm hiểu thêm các món từ nguyên liệu này nhé.
Táo Nghiền Ăn Tráng Miệng Hoặc Thay Bữa
Nguyên liệu: Táo quả, nên chọn loại táo chắc, giòn, ngọt bởi bé chưa cần ăn chua trong giai đoạn này.
Cách làm: Táo sau khi rửa sạch, gọt vỏ và cắt lát mỏng, bọc túi bóng rồi đưa vào lò vi sóng, bạn có thể đun trên bếp ga nhưng nó sẽ làm táo dính nước và không đảm bảo ngon. Sau khi xong bạn cho vào nghiền nhỏ không cần thêm bất cứ gia vị nào.
Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 7 – 8 tháng không khác nhiều so với giai đoạn 5 tới 6 tháng, mỗi ngày bạn cũng chỉ nên cho bé ăn 2 bữa. Giai đoạn này trẻ đã tập làm quen trước nên bạn có thể nghiền các nguyên liệu thô hơn và cho thêm nấm vào thực đơn nhé.
Thịt Lợn Nấu Khoai Môn
Nguyên liệu: Khoai môn khoảng 70 đến 80g tùy theo lượng ăn của trẻ giai đoạn 6 tháng, thịt lợn đã băm nhỏ, bột gạo say nhỏ hoặc bột năng, nếu muốn tăng gia vị cho món ăn bạn có thể sử dụng bột khoai tây. Bạn có thể sử dụng các loại lá gia vị như hành nhưng cần băm nhỏ, nước xì dầu với lượng vừa đủ và đảm bảo hạn chế muối.
Cách làm: Sau khi xơ chế sạch khoai môn bạn cắt miếng nhỏ và bọc kín rồi cho vào làm chín bằng lò vi sóng (làm chín bằng lò vi sóng giúp giữ nguyên các chất trong khoai, đảm bảo độ ngọt). Sau khi đã chín bạn có thể nghiền nhỏ bằng thìa lớn. Cho hỗn hợp thịt lợn, hành lá, xì dầu và nước đun cho tới khi thịt đã nhừ. Cuối cùng bạn cho khoai môn đã nhừ và bột gạo hay bột khoai vào quấy đều cho tới khi sánh lại là xong nhé.
Đậu Phụ, Cà Chua Sốt Cá Hồi
Nguyên liệu: Cà chua 1 quả nhỏ hoặc 1/4 quả nhỏ, cá hồi dạng file hoặc dạng đóng hộp, đậu phụ khoảng 30g. Bạn nên chọn loại cá hồi file để đảm bảo độ tươi ngon cũng như dễ dàng chế biến các món ăn.
Cách làm: Cá hồi xơ chế sạch rồi làm chín bằng cách hấp, hấp sẽ giúp giữ nguyên độ ngọt và chất dinh dưỡng nhé. Sau khi cá hồi chín giầm nhiễn và đảo lại khoảng vài phút trên bếp với hành tây cho dậy mùi thơm. Cà chua bạn có thể thái lát hoặc để cả quả đem hấp chín, riêng với đậu phụ bạn có thể luộc kỹ với nước. Cuối cùng là trộn và giầm nhiễn các nguyên liệu lại là bạn đã có một món ăn vô cùng bổ dưỡng cho bé nhà mình rồi.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng cần tăng cường cá vào khẩu phần bởi trong cá có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển trí não và giai đoạn này trẻ đã dễ dàng hấp thụ cá rồi nhé các mẹ.
Cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật có xu hướng hạn chế dầu mỡ chính bởi vậy các món ăn sẽ có thể khiến bé hơi khó nuột khi mới bắt đầu, bạn cũng đừng lo nhé, sau một vài bữa bé sẽ tự thích nghi. Điều quan trọng là việc bạn tạo cho bé một không gian thoải mái để kích thích bé ăn ngon.
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 tới 11 tháng sẽ thay đổi số lượng bữa ăn, trong giai đoạn này các mẹ và bố lưu ý bé đã có thể ăn 3 bữa/ngày theo khung giờ của người lớn, bạn cũng nên cho bé ăn theo giờ để quen dạ và nhanh thích nghi với cuộc sống. Bạn cũng nên tăng lượng đạm trong khẩu phần ăn bởi bé cần lạp nhiều năng lượng vào cơ thể.
Bí đỏ xào thịt gà
Nguyên liệu: Bí đỏ khoảng 60g (đây là lượng bí đã tăng dần sau quá trình ăn của trẻ), thịt gà khoảng 30 tới 40g, bạn cũng nên chọn thịt ức bởi với thịt gà, phần thịt trắng có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ hơn các phần thịt màu như đùi. Một chút bột năng, xì dầu hoặc tương.
Cách làm: Bí đỏ sau khi xơ chế bạn cắt nhỏ từng miếng với kích thước khoảng 1,5cm và đem hấp, việc hấp sẽ giúp bí giữ nguyên vị ngọt cũng như chất dinh dưỡng. Thịt gà cũng băm nhỏ theo độ ăn của bé, nếu bé chưa ăn được dạng băm bạn có thể say nhé. Sau khi băm cho rim cùng xì dầu, nước lọc. Sau khi đun khoảng 2 phút cho bí đỏ và bột năng đã pha loãng đun sủi cho tới khi hỗn hợp trở nên sánh mịn.
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm