Trang chủ » Phụ huynh nên biết »
1. Ghép hình
Là một trò chơi tương đối phổ biến dành cho mọi độ tuổi, trò chơi ghép hình với các hình thù ngộ nghĩnh để các con thỏa thích sáng tạo và tư duy tập trung để hoàn thành nhiệm vụ.
Bố mẹ có thể bắt đầu từ những trò xếp tranh, lắp ráp hình thù đơn giản đến phức tạp hơn, tùy mức độ hứng thú, kiên trì và cải thiện của con. Ghép hình không những đòi hỏi sự tập trung cao độ, mà còn giúp con hoàn thiện nhiều kỹ năng khác như tư duy, sáng tạo, khả năng khéo léo kết hợp giữa các ngón tay, mắt,… Các kỹ năng được vận dụng khiến trẻ thông minh hơn, có khả năng phân tích, suy luận tốt hơn.
2. Luyện nghe
Chỉ với một chiếc radio hoặc loa bluetooth là bố mẹ có thể cùng con chơi trò “luyện nghe”. Điều kiện tham gia trò chơi này là hãy đặt con vào một không gian yên tĩnh, chỉ có mẹ và con, nằm hoặc ngồi thư thả và bắt đầu nghe những bài hát, chương trình con yêu thích được phát qua loa, radio. Điều chỉnh âm lượng ban đầu to để thu hút sự chú ý của con, sau đó giảm dần theo từng giai đoạn, kích thích con cần tập trung lắng nghe.
Khi con cảm nhận và nghe thấu những âm thanh đó cũng là lúc khả năng tập trung của con được ” nâng tầm”. Tuy nhiên, bố mẹ lưu ý không nên vận hành trò chơi này lâu quá, sẽ gây mệt mỏi và nhàm chán. Thời gian lý tưởng để luyện nghe là 10-15′ mỗi ngày.
3. Nhập vai
Từng là tuổi thơ của rất nhiều thế hệ, trong đó có cả các bậc phụ huynh, trò chơi nhập vai (đóng vai) chắc hẳn đã quá quen thuộc. Hãy sử dụng những nhân vật con yêu thích như công chúa Elsa, nàng tiên cá, người nhện, các siêu anh hùng, … làm cách luyện tập trung chú ý cho trẻ hữu hiệu nhất.
Cùng con xây dựng lên một cốt truyện ngắn thú vị, hoặc để con tự biên tự diễn hóa thân vào vai mà con mong muốn. Trò chơi này phát huy khả năng tập trung, phát triển ngôn ngữ, sự hình dung và sáng tạo mà có thể chúng ta không ngờ tới.
Đây được xem là phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý gây nhiều hứng thú và đạt hiệu quả nhất.
4. Chơi đất nặn
Không những đòi hỏi sự khéo tay và linh hoạt, chơi đất nặn cũng là cách luyện tập trung chú ý cho trẻ được các chuyên gia tâm lý trẻ em khuyến khích bố mẹ thực hành cùng con. Trò chơi phù hợp với trẻ tiền tiểu học từ 4 – 6 tuổi. Con sẽ học được cách kiên nhẫn, tập trung để sáng tạo ra những thành quả của riêng mình. Điều này là tiền đề rất tốt khi con vào lớp 1.
Ở trẻ tăng động, trò chơi đất nặn còn giúp con giảm thiểu triệu chứng hiếu động quá mức, nếu tạo được đam mê, con sẽ dần kiểm soát được hành vi và chịu khó ngồi yên tập trung hơn.
5. Tập tầm vông
“Tập tầm vông, tay không tay có
Tập tầm vó, tay có tay không…”
Bố mẹ hãy “đánh thức” trò chơi dân gian đang có dấu hiệu mai một trong thời hiện đại, bởi đây là một trò chơi vừa đơn giản mà lại rèn mắt quan sát, tập trung cực “đỉnh”.
– Cách 1: Chuẩn bị 1 mẩu giấy hoặc 1 viên bi, hay bất kỳ thứ gì nhỏ vừa nắm tay, trao đổi vị trí giữa tay trái và tay phải rồi để con đoán xem vật đó đang nằm ở tay nào.
– Cách 2: Biến thể đi một chút, chuẩn bị 3 – 5 cái cốc giấy úp xuống mặt bàn, chuẩn bị 1 món đồ nhỏ có thể úp cốc che đi, di chuyển chậm vị trí của các cốc và hỏi con xem cốc nào là cốc chứa món đồ đó. Có thể tăng tốc tùy thuộc vào khả năng tập trung và hứng thú của con
6. Domino
Là một trò rèn luyện trí não khá thú vị, nhưng cần sự tập trung, kiên trì. Domino sẽ giúp bố mẹ “đo” được sự chú ý, kiên nhẫn của con mình đến đâu.
7. Hành động ngược
Nếu như có một trò chơi nào giúp cải thiện được sự tập trung và tăng cường trí nhớ, thì hành động ngược chính là gợi ý tuyệt vời. Trẻ mất tập trung hoặc tăng động giảm chú ý thường có xu hướng dư thừa năng lượng hoạt động, vậy tại sao chúng ta không “lấy độc trị độc”?
Dùng hành động, trị hành động chính là mục đích của trò chơi. Quy tắc của trò chơi là bố mẹ đưa ra các cụm từ chỉ hành động, con phải làm hành động đối ngược lại. Nếu làm đúng sẽ được thưởng, làm sai sẽ bị phạt.
Vậy là có rất nhiều cách luyện tập trung chú ý cho trẻ, mà đơn giản và dễ thực hành nhất vẫn là những trò chơi. Tuy nhiên không phải đối tượng trẻ nào cũng có thể đơn thuần chỉ áp dụng các trò chơi này. Một vài trường hợp, trẻ cần được can thiệp thêm mới “thoát khỏi” tình trạng này.
– Trẻ hiếu động thái quá, không bận tâm những sự việc diễn ra xung quanh
– Không tập trung, chú ý
– Trí nhớ ngắn hạn, suy giảm trí nhớ trầm trọng
– Có biểu hiện rối loạn ngôn ngữ, cảm xúc
Bất cứ lúc nào, các biểu hiện trên của con lặp đi lặp lại hoặc có chiều hướng tiêu cực, bố mẹ hãy đưa con đến các cơ sở y tế, trung tâm chuyên biệt để được kiểm tra, tư vấn thêm nhé.
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm