Trang chủ » Trẻ tự kỷ, Chậm nói »
Phải nói rằng, việc phụ huynh được trang bị kiến thức cần thiết về tình trạng này cũng như nắm bắt các dấu hiệu cảnh báo là điều cần phải làm ngay, điều này sẽ giúp cha mẹ kịp thời có biện pháp xử lý khi thấy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và lời nói.
Lời nói là phương tiện để trẻ có thể giao tiếp với mọi người xung quanh, nó sẽ giúp trẻ truyền đạt được mong muốn, cảm xúc của mình đồng thời cũng giúp cho trẻ hiểu được những điều xung quanh. Mặc dù những trẻ bị chậm nói vẫn phát triển đúng theo trình tự bình thường nhưng tốc độ và thời gian sẽ chậm hơn so với trẻ khác. Để nhận biết được điều này cha mẹ cần để ý đến 5 dấu hiệu sau:
Nội dung bài viết
Với trẻ bình thường thì khi bước vào giai đoạn tập nói, trẻ sẽ náo loạn chân tay cùng với đó là nói khá nhiều, điều này giúp trẻ như thể hiện được mong muốn, được sở thích của mình. Tuy nhiên thì với những trẻ chậm nói lại khác, thay vì sử dụng lời nói trẻ sẽ hành động nhiều hơn ví dụ như trẻ đang muốn lấy một món đồ gì đó sẽ kéo trực tiếp người lớn đến vị trí đó. Điều này đã chứng minh được rằng nhu cầu của trẻ không thể hiện bằng lời nói mà bằng hành động, nó sẽ khiến người lớn nhiều lúc cũng cảm thấy khó hiểu, không biết được trẻ đang muốn điều gì? Đang cần điều gì?
Thường thì bước vào độ tuổi từ 18 tháng tuổi trở lên trẻ sẽ tiến hành học và phát triển ngôn ngữ. Ở mỗi trẻ là khác nhau trẻ có thể sử dụng những từ ngữ đơn giản nhưng cũng có thể là những từ ngữ phức tạp hơn.
Vì trẻ còn nhỏ nên khả năng phát âm có thể khó khăn nhưng về cơ bản khi trẻ đã được 2 tuổi thì số vốn từ trẻ có được sẽ rơi vào khoảng 200 đến 500 từ. Trẻ sẽ nói nhiều hơn và cũng biết cách truyền đạt hơn. Nếu bố mẹ không biết làm sao để biết trẻ chậm nói? Thì có thể dựa vào số lượng vốn từ trẻ sử dụng để nhận biết, ngoài ra cũng nên tham khảo ngay ý kiến chuyên gia để có biện pháp hiệu quả.
Nhiều khi trẻ bị chậm nói cũng là do trẻ đang có vấn đề về thính giác, nếu như em bé nhà bạn rơi vào trường hợp này thì cần hết sức cẩn thận, nhiều khi trẻ sẽ không nghe rõ được những lời mà người ngoài nói, không những thế trẻ cũng gặp khó khăn hơn trong việc hiểu người khác đang nói gì? Khó bắt chước được ngôn ngữ, âm thanh.
Nếu nhận thấy con mình đang gặp những vấn đề như thế này thì cha mẹ đừng ngần ngại mà hãy cho con đi thăm khám ngay, nhất là chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra, nếu có vấn đề gì khúc mắc còn có thể kịp thời chữa trị.
Thường thì khi trẻ được 3 tuổi về cơ bản là đã có thể hiểu được những yêu cầu đơn giản của người ngoài rồi, ví dụ như bạn có thể “sai” con “lấy cho mẹ cốc nước, lấy cho mẹ bình hoa…” trẻ có thể nhận thức và thực hiện được, hoặc nếu nhanh thì trẻ có thể hỏi ngược lại mẹ là ở đâu?..
Nhưng nếu như trẻ phản ứng chậm ngay cả khi bạn hỏi trẻ những câu đơn giản như “con uống sữa chưa? Con ăn cơm chưa?…” thì rất có thể trẻ đang bị chậm nói đấy, tình trạng này sẽ khiến cho trẻ khó có thể nhận biết và hiểu được những câu hỏi của người ngoài. Cha mẹ cần đặc biệt để ý đến vấn đề này nhé.
Khi trẻ được khoảng 3 tuổi trở lên thì những câu nói dài trẻ đã có thể nói được rồi. Nhưng nếu như trẻ chỉ nói được câu ngắn khoảng 2 đến 3 từ còn nhiều hơn thế lại không nói được thì chứng tỏ trẻ đã gặp khó khăn trong việc ghép các từ đơn lại với nhau rồi đấy nhé. Lúc này với một câu nói hoàn chỉnh trẻ cũng không nói được.
Đây thực chất là một dấu hiệu khá điển hình khi trẻ bị chậm nói và cha mẹ cần đặc biệt lưu ý có biện pháp can thiệp kịp thời để đảm bảo trẻ có thể phát triển bình thường được.
Trên đây là những chia sẻ lý giải cho câu hỏi làm sao để biết trẻ chậm nói? Thật ra tình trạng này đang diễn ra khá phổ biến nếu như cha mẹ không phát hiện nhanh chóng và điều trị kịp thời rất có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp của trẻ sau này, và trẻ càng lớn thì việc điều trị sẽ khó hơn. Hãy cố gắng hành động càng sớm càng tốt để giúp cho em bé của bạn phát triển khỏe mạnh nhất nhé. Đăng Minh kính chúc bố mẹ và các con luôn vui.
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm