Trang chủ » Báo Giáo Dục Thời Đại »
Nội dung bài viết
Là một bà mẹ tôi thấu hiểu niềm mong ước được nhìn thấy đứa con yêu đang lớn lên từng ngày trong chính cơ thể mình cùng các chỉ số cân nặng, chiều cao ….Cũng nởi lẽ đó, việc khám thai định kỳ không chỉ đóng vai trò quan trọng với sức khỏe mà còn đáp ứng những mong mỏi của các bà mẹ.
Bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn Việt Nam sẽ là những chỉ số cân nặng, chiều cao tương ứng với người Việt Nam. Tất nhiên, đây là các chỉ số chuẩn và thai nhi của bạn có thể nặng hơn hoặc nhỏ hơn.
Tiêu chuẩn cân nặng cũng như chiều dài của thai nhi sẽ được thể hiện ở các chỉ số trung bình để các bà mẹ có thể dựa vào đó theo dõi quá trình phát triển của con ở các mốc tuần, tháng và cũng từ đó sẽ có sự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý hay duy trì một chế độ sinh hoạt sao cho thai nhi phát triển tốt. Bạn cũng cần nhớ rằng một sự khởi đầu tốt sẽ là tiền đề cho một tương lai tốt đẹp. Từ khi còn trong bụng mẹ em bé phát triển tốt, khỏe mạnh khi sinh ra bé mới có sự phát triển tốt, ít bệnh và phát triển trí não tốt hơn. Mời bạn tham khảo bảng cân nặng thai nhi theo tiêu chuẩn Việt Nam của WHO:
Từ khi hình thành bào thai trong bụng mẹ tới trước 20 tuần, thai nhi thường có tư thế cuộn tròn trong bụng, lúc này chiều dài của em bé sẽ được tính từ đầu đến mông chứ không phải từ đầu tới chân như các tháng sau, khi khám thai nó sẽ được hiểu là chiều dài đầu mông.
Sau tuần thứ 20, kích thức và cân nặng thai nhi 35 tuần sẽ tăng dần đều, chiều dài thai nhi cũng dễ dàng xác định và nó sẽ được tính từ đầu đến gót chân.
Khi thai nhi sang tuần thai thứ 30, mỗi tuần bé có thể tăng tới 200g để chuẩn bị chào đời.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, trong trường hợp thai nhi phát triển có những dấu hiệu bất thường hoặc cân nặng, chiều dài chênh lệch khá nhiều so với bảng cân nặng thai nhi 2018 mẹ cần tới gặp bác sỹ để kiểm tra và nhận lời khuyên sớm nhất. Hãy nhớ rằng, nếu chủ quan, khi sinh có thể em bé sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng hay sức đề kháng kém ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ.
Các bà mẹ đôi khi cảm thấy lo lắng khi cân nặng của bé thấp hơn khá nhiều so với bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế. Đây là lẽ tất nhiên bởi người Việt Nam, người Châu Á hay Châu Âu có thể trạng khác nhau và tất nhiên họ cũng có bảng cân nặng không hề giống nhau. Cân nặng của thai nhin sẽ dựa vào rất nhiều yếu tố:
Đây là yếu tố quan trọng và then chốt ảnh hưởng tới cân nặng cũng như chiều dài thai nhi. Người Việt Nam thấp bé hơn người Châu Âu bởi vậy thai nhi của bà mẹ Việt Nam đa phần sẽ có cân nặng, chiều cao thấp hơn thai nhi của các bà mẹ Châu Âu.
Mẹ có vóc dáng nhỏ hơn so với bình thường thì cân nặng thai nhi cũng sẽ có tỉ lệ nhỏ hơn, đây là yếu tố mang tính tương đối nhé các mẹ.
Trong giai đoạn thai kỳ mẹ bầu béo phì, bị tiểu đường thường có nhiều khả năng sinh con lớn và nặng cân hơn các bà bầu bình thường.
Trong các trường hợp thông thường, cân nặng của mẹ và thai nhi sẽ theo tỉ lệ thuận, nếu mẹ chậm tăng cân thai nhi cũng có thể bị nhỏ, mẹ tăng quá nhiều thai nhi có thể sinh mổ do trọng lượng thai quá to. Thế nhưng, việc một bà mẹ không hề tăng cân thậm chí còn giảm do thai nghén mà thai nhi vẫn đạt cân nặng theo chuẩn thậm chí vượt chuẩn cũng là điều hết sức bình thường nhé.
Với các trường hợp mẹ mang thai đôi hay đa thai, trọng lượng của từng thai nhi cũng thấp hơn bình thường.
6. Yếu Tố Thứ Tự Sinh Con.
Con đầu thường có cân nặng thấp hơn con thứ, ở nhiều trường hợp do mẹ mang thai lần 2 quá sát với lần đầu thì bé thứ 2 lại dễ nhỏ hơn bé đầu.
Một thai kỳ khỏe mạnh cũng phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý của mẹ bầu, với sự vui vẻ, thoải mái em bé trong bụng cũng có sự phát triển tốt hơn những đứa bé khác.
Cân nặng lý tưởng nhất của bà mẹ mang thai tăng từ 10 tới 15kg, bà mẹ mang thai đôi nó sẽ là 20kg. Điều này cũng khác nhau và dựa vào những yếu tố ảnh hưởng tới thai kỳ chúng tôi đã nói bên trên. Theo bảng cân nặng mẹ bầu từng tháng của WHO năm 2018 sẽ chia mức tăng cân thành 3 giai đoạn.
Với các mẹ đang ở mức thừa cân thì chỉ nên tăng khoảng từ 1 kg/thai kì đầu, các tuần sau tăng khoảng từ 200 – 300 g/tuần.
Với các bà mẹ bầu bị thiếu cân thì giai đoạn thai kỳ thứ nhất cần tăng từ 2,5 kg/ và từ 500 – 600g/ tuần ở các tháng sau đó.
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm