slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Liệu Trẻ Chậm Nói Có Liên Quan Đến Rối Loạn Ngôn Ngữ Không?

Với những em bé phát triển bình thường thì khả năng tiếp cận ngôn ngữ, phát triển về ngôn ngữ khá sớm, trẻ đã có thể nói ê a từ khi còn khá nhỏ. Tuy nhiên cũng có không ít trẻ chậm nói hay phát ngôn không đúng theo lứa tuổi. Vậy trẻ chậm nói có liên quan đến rối loạn ngôn ngữ không?

I. Liệu trẻ chậm nói có liên quan đến rối loạn ngôn ngữ không?

Theo các chuyên gia thì trẻ chậm nói, nói lắp, nói sai cú pháp, nói ngọng… là những biểu hiện của triệu chứng rối loạn ngôn ngữ. Nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện và có biện pháp chữa trị hiệu quả rất có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Triệu chứng rối loạn ngôn ngữ thường gặp ở những trẻ khó có thể bày tỏ hay tiếp nhận các suy nghĩ của mình bằng lời nói. Hiện nay tỷ lệ này diễn ra ở trẻ nhỏ đang ngày càng có xu hướng tăng lên cha mẹ cần kịp thời khắc phục để giúp trẻ dễ dàng và tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

Liệu trẻ chậm nói có liên quan đến rối loạn ngôn ngữ không?

Có không ít cha mẹ thắc mắc không biết được rằng trẻ chậm nói có liên quan đến rối loạn ngôn ngữ hay không? Thật ra thì chậm nói chính là một biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ, để có thể phát hiện ra con có bị mắc triệu chứng này hay không thì cha mẹ cần để ý đến một số vấn đề sau:

– Khi cha mẹ hay bất kỳ ai đang nói chuyện với trẻ mà trẻ không hề chú tâm, thậm chí còn làm việc khác.

– Khi có người đọc sách, nói những câu nói phức tạp hay cha mẹ chỉ bảo…trẻ không hề làm theo.

– Trẻ không để ý đến những cuộc vui chơi cùng bạn bè…

Nếu như bạn thấy con mình như vậy thì chứng tỏ khả năng nghe cũng như nói của trẻ luôn kém hơn những đứa trẻ bình thường. Nguyên nhân khiến trẻ mắc phải tình trạng này có thể là do các bệnh lý thực thể, bệnh lý liên quan đến vận động miệng, hội chứng tự kỷ, bệnh khó học, bệnh về thính giác hoặc do yếu tố môi trường sống, sinh non…

II. Trẻ chậm nói cha mẹ cần làm gì?

Để giúp trẻ khắc phục được tình trạng chậm nói cha mẹ cần phải có phương pháp phù hợp, nhẹ nhàng và đặc biệt là cần phải kiên trì mới mong có được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra thì cha mẹ có thể thực hiện một số cách dưới đây:

Trẻ chậm nói cha mẹ cần làm gì?

1, Vừa làm vừa diễn tả hành động của mình

Như đã nói ở trên đây là một công việc thực sự cần nhiều đến tính kiên nhẫn và chăm sóc trẻ tốt nhất, chính vì thế cha mẹ cần phải nói nhiều để cho trẻ nhận thực được mở rộng được vốn từ ngữ của mình mới mong giúp cho trẻ khắc phục tình trạng chậm nói hiệu quả nhất.

Ngay khi mẹ làm những hoạt động, những công việc trong cuộc sống thì cũng cần phải nói xem hành động mình đang làm biểu thị bằng lời nói như thế nào? Chạm vào đồ vật gì thì sẽ nói tên đồ vật đó ví dụ như con mèo đang chơi quả bóng, hay “đây là cái muôi xúc cơm”…

2, Cùng con chơi trò chơi

Việc cha mẹ cùng bé yêu vận động, chơi những trò chơi đơn giản cũng sẽ giúp cho trẻ tăng thêm khả năng ngôn ngữ khá tốt, bạn thử nghĩ mà xem khi trẻ đang hứng thú với trò chơi này mà mẹ lồng ghép thêm những từ ngữ vào trong đó chắc chắn sẽ giúp cho trẻ nhanh chóng học được hơn đúng không nào?

3, Đọc sách cho trẻ

Có khá nhiều em bé thích được cha mẹ đọc sách cho, và khi ngồi trong lòng cha mẹ, nhìn chăm chú vào quyển sách mặc dù bé chưa biết chữ những chính sự tập trung đó sẽ giúp cho trẻ nhanh chóng nắm bắt được ngôn từ hơn khá nhiều đấy.

4, Cùng hát với trẻ

Những bài hát thiếu nhi chính là một “kho tàng” ngôn ngữ mới dành cho trẻ, khi trẻ nhún nhảy theo điệu nhạc sẽ giúp cho trẻ ghi nhớ cực kỳ tốt những từ mới xuất hiện trong đó, đồng thời cũng giúp cho trẻ rèn luyện được cách phát âm, học nhiều hơn tên các con vật hay các khái niệm cơ bản nữa đấy.

Nếu như cha mẹ sử dụng khá nhiều cách nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng chậm nói của trẻ thì hãy tìm đến các chuyên gia, tại đây bạn sẽ nhận được lời khuyên cũng như những liệu pháp chữa trị hoàn hảo, nhanh chóng nhất, có như thế mới giúp cho em bé của bạn phát triển khỏe mạnh được.

III. Làm thế nào để phòng tránh hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ?

Đã có không ít nghiên cứu cho rằng nếu như cha mẹ muốn trẻ tránh được hội chứng rối loạn ngôn ngữ này thì cần cho trẻ tránh tiếp xúc với điện thoại, tivi, máy chơi game… khi trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 3 tuổi. Đây là thời điểm khá nhạy cảm bởi trẻ đang bắt đầu phát triển, nhận thức ngôn ngữ.

Ngoài ra thì cha mẹ luôn phải khuyến khích, cổ vũ khi còn tham gia các trò chơi, khi con hát hay làm đúng việc gì đó, điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, thích thú hơn trong việc phát triển ngôn ngữ, từ vựng mới.

Trên đây là một số lý giải về vấn đề trẻ chậm nói có liên quan đến rối loạn ngôn ngữ không? Hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp bố mẹ biết cách làm thế nào để trẻ phát triển khỏe mạnh nhất.

Bình Luận Facebook

bình luận

5/5 - (1 bình chọn)

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ




Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988