slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Nguyên Nhân Nào Khiến Cho Trẻ Bị Khó Khăn Trong Giao Tiếp

Với những trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp có nghĩa là khả năng ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ kém hơn nhiều so với bạn bè cùng trang lứa. Khi mắc phải tình trạng này trẻ sẽ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống, cha mẹ cũng vô cùng lo lắng.

Vậy bạn đã biết nguyên nhân nào khiến trẻ mắc phải tình trạng này hay chưa? Nếu con bạn quá nhút nhát hay gặp khó khăn trong giao tiếp thì cha mẹ cần biết để giúp trẻ tự tin, tích cực hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ bị khó khăn trong giao tiếp

Đã có không ít cha mẹ lo lắng vì con khó khăn trong giao tiếp, nhút nhát thậm chí là sợ sệt không dám nói chuyện với người ngoài, không những thế chính những khó khăn này đã phần nào ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập của trẻ, nguyên nhân  nào khiến trẻ mắc phải tình trạng này?

1, Ngoại hình hay sức khỏe của trẻ không được tốt khiến trẻ cảm thấy mặc cảm

Với mỗi trẻ đều có đặc điểm riêng từ ngoại hình đến tính cách nhưng khi trẻ còn nhỏ nếu “vô tình” trẻ có khiếm khuyết gì đó về ngoại hình sẽ khiến cho trẻ cảm thấy mình thật khác biệt, cảm thấy tự ti. Bởi trẻ vẫn chưa hiểu hết chuyện, trẻ quá nhạy cảm nên sẽ “thu mình” lại.

Ví dụ như những trẻ có cơ thể quá béo thì thường sẽ bị bạn bè châm chọc, trêu đùa nên trẻ thường sẽ xấu hổ dần dần như vậy trẻ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý, tự ti hơn không muốn nói chuyện, giao tiếp với bạn bè. Hoặc có những trẻ “sún răng” sợ bị các bạn khác cười nên sẽ ít giao tiếp, ít cười nói với người khác.

2, Do tâm lý trẻ sợ sai

Trẻ nhỏ rất hay sợ sai nhất là khi trẻ không làm được những việc mà cha mẹ hay thầy cô giáo, ví dụ như không hoàn thành được bài tập ở lớp, có sức học trung bình, thường xuyên bị điểm kém…Ở trường trẻ sẽ sợ bị cô giáo khiển trách còn về nhà thì trẻ sợ cha mẹ mắng.

Chính nỗi sợ này đã khiến cho trẻ ở lớp không dám giơ tay lên phát biểu ý kiến, không còn tự tin để trả lời câu hỏi nữa. Và nếu như khi về nhà mà cha mẹ vì thành tích học tập của con mà trách móc, sử dụng những từ ngữ nặng nề hay thường xuyên so sánh con với các bạn khác thì chắc chắn sẽ khiến cho tâm lý của con bị ảnh hưởng, trẻ sẽ nghĩ mình không còn được yêu thương nữa nên sẽ dần dần sống khép kín hơn, trở nên tự ti hơn.

3, Trẻ ít khi được tham gia các hoạt động ngoài trời

Tồn tại không ít trẻ khi ở nhà thì nói rất nhiều, lanh lợi, hoạt bát tự tin trả lời câu hỏi hay nói chuyện với những người thân, quen nhưng đến khi ra ngoài thì dường như thay đổi “180 độ” trẻ bám chặt lấy bố mẹ, ít nói thậm chí là sợ sệt, nhút nhát. Tại sao vậy? Bởi trẻ đã được bố mẹ bao bọc quá nhiều không cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời khiến trẻ mắc tâm lý e ngại trước đám đông.

Không những thế, khi trẻ ít được giao tiếp với người lạ cũng sẽ dẫn đến việc khó thích nghi với môi trường mới, môi trường không quen thuộc và từ đó khiến cho trẻ bị khó khăn trong giao tiếp. Cha mẹ cần để ý đến điều này, trẻ cần phải được tự tin giao tiếp khi ở nhà và khi ra ngoài nữa.

4, Cha mẹ quá nuông chiều con

Khi trẻ ở nhà được cha mẹ, ông bà… nuông chiều quá, gần như mọi việc đều được thực hiện hộ, trẻ không phải động chân động tay vào bất kỳ việc gì cả cho dù đó là việc nhỏ nhất ví dụ như thay quần áo, vệ sinh cá nhân… lúc này trẻ sẽ hình thành dần cho mình thói quen sẽ ỉ lại vào người khác, bản thân không phải làm bất kỳ việc gì cả.

Cha mẹ nên biết nếu như bất kỳ việc gì cũng làm giúp con thì khi đi ra ngoài trẻ sẽ trở nên thụ động, thậm chí khi được hỏi gì trẻ cũng không thể tự mình trả lời được mà cần được người khác trả lời hộ, lâu dần khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ bị giảm sút, trẻ bị khó khăn trong giao tiếp nhiều hơn. Điều này vô cùng “nguy hiểm” nên mẹ cần đặc biệt để ý giúp cho trẻ phát triển toàn diện, hòa đồng được.

Ngoài ra cũng có không ít cha mẹ thường xuyên áp đặt những suy nghĩ hay ra lệnh để bé thực hiện những điều mà cha mẹ cho là đúng chứ không hề làm theo sở thích của trẻ. Ví dụ như ép con ăn những món mà con không thích hay ngăn cấm con chơi với bạn này, bạn kia, bắt con phải học cái này, bắt con học cái khác…Việc cha mẹ áp đặt quá nhiều lên trẻ sẽ khiến cho trẻ không thể tự khẳng định được bản thân, sống theo suy nghĩ và sở trường của mình điều này lâu dần con sẽ không tin vào giá trị của mình nữa.

Trẻ mắc rào cản tâm lý trong giao tiếp sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt và học tập của trẻ, với những nguyên nhân về trẻ bị khó khăn trong giao tiếp hy vọng đã giúp cho cha mẹ hiểu hơn vì sao trẻ lại giao tiếp khó khăn để từ đó tìm được cho trẻ cách khắc phục tốt nhất, để con phát triển bình thường nhất nhé.

 

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
097.948.1988