Trang chủ » Trẻ tự kỷ, Chậm nói »
Nội dung bài viết
Tình trạng này thường xảy ra ở đối tượng trẻ dưới 5 tuổi. Không giống các hội chứng rối loạn ngôn ngữ khác, trẻ nói ngọng khá dễ nhận biết qua các biểu hiện đơn thuần sau đây:
– Con phát âm sai các âm tiết cơ bản, hoặc phát âm thiếu, không rõ, đôi khi âm thanh phát ra bị vấp và khó nghe. Ví dụ phát âm sai từ “t” thành “c” – “tân” thành “cân”, “côn đảo” thành “công đảo”, một vài trường hợp trẻ có thể phát âm sai các dấu câu như “hỏi” thành “họi”, “ngủ” thành “ngụ”
– Con thường thở ra hơi thở ngắn và không đều mỗi khi phát âm, do có thể con đang gặp các vấn đề về lưỡi
– Môi, miệng, hàm, lưỡi của con cử động khó khăn và kém linh hoạt, chính vì thế dẫn đến những biểu hiện nói ngọng
– Một vài âm phổ biến con bị nói ngọng hay khó phát âm đó là: “sh”, “l”, “r”, “ch”, bố mẹ cận hết sức để ý và phát hiện
Có rất nhiều nguyên nhân trẻ bị nói ngọng mà bố mẹ có thể không ngờ được tới đó là:
1, Do trẻ đang trong giai đoạn tập nói
Trong 3 năm đầu đời, các cơ quan phát âm của trẻ chưa phát triển toàn diện như môi, răng, lưỡi,… Bên cạnh đó, ở giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu tập nói, bởi vậy, những phát âm chưa sõi, không rõ ràng là điều dễ hiểu. Bố mẹ không nên quá hoang mang nếu con nói ngọng giai đoạn này, bởi nếu là lý do này thì triệu chứng nói ngọng của con sẽ giảm dần khi con lớn lên, lúc ngôn ngữ đã được hoàn thành.
2, Do bẩm sinh
Không thể bỏ qua yếu tố bẩm sinh khi xác định nguyên nhân trẻ nói ngọng. Bẩm sinh ở đây được xác định rằng có thể trẻ đang gặp phải các bệnh lý như:
– Sứt môi, hở hàm ếch
– Dính thắng lưỡi
– Tổn thương miệng
– Lưỡi ngắn
– Suy giảm thính lực
Các bệnh lý bẩm sinh này ảnh hưởng đến khả năng nghe và tiếp nhận ngôn ngữ, khiến vốn từ của con nghèo nàn. Hoặc việc con nghe không rõ, nghe sai cũng dẫn đến những phát âm không tròn trĩnh. Thêm vào đó, các vấn đề về môi, lưỡi, miệng là “chất xúc tác” khiến trẻ nói ngọng.
3, Do ngậm núm vú giả nhiều
Thói quen lạm dụng việc ngậm núm vú giả sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc nướu, lợi. Việc con được ngậm vú giả quá nhiều sẽ hình thành nên những thói quen làm thay đổi những cấu trúc trong vòm miệng. Trẻ ngậm núm vú giả tường có thói quen đẩy lưỡi ra ngoài, điều này khiến những phát âm của con bị sai lệch, dần dẫn đến tình trạng trẻ bị nói ngọng.
4, Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác từ môi trường sống cũng tác động không hề nhỏ đến khả năng khiếm khuyết phát âm của trẻ mà bố mẹ cần đề phòng.
– Thường xuyên cho con xem TV, điện thoại dễ khiến con gặp những rối loạn về ngôn ngữ và hành vi. Chưa kể, nội dung mà con xem có thể không phù hợp lứa tuổi, con dễ bắt chước những điều tiêu cực, cũng có thể làm phát âm của con trở nên bất thường
– Gia đình có người nói ngọng hoặc cố tình nhại theo giọng nói ngọng của con, cũng hình thành cho trẻ một thói quen xấu khi nói. Vô tình trẻ bị nói ngọng lúc nào không hay.
Bố mẹ có thể tự can thiệp giúp trẻ bị nói ngọng tại nhà nếu như các biểu hiện nói ngọng ở trẻ đang ở mức độ chớm và nhẹ. Còn khi phát hiện con nói ngọng nặng và kéo dài, cần tìm đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám và phát hiện các bệnh, hội chứng để có phương pháp điều trị đúng đắn.
Một vài cách điều trị trẻ hết ngọng tại nhà bố mẹ có thể tự thực hiện:
Làm gương cho con
Hơn ai hết, môi trường chính là sự nuôi dưỡng trẻ tốt nhất. Để cải thiện tình trạng nói ngọng ở trẻ, bố mẹ cần làm gương cho con. Bố mẹ chú trọng hơn trong phát âm của mình, cố gắng phát âm chậm rãi và chuẩn nhất, tránh tình trạng con sẽ học theo những âm tiết sai mà bố mẹ phát ra
Kiên nhẫn lắng nghe con nói
Hãy kiên nhẫn lắng nghe con nói để phát hiện những lỗi sai mà con nói ngọng, từ đó ân cần hướng dẫn con sửa sai. Được bố mẹ lắng nghe, con cũng yên tâm để hợp tác điều chỉnh phát âm hơn.
Dạy trẻ đọc qua những mẩu chuyện hay, hoặc hát những bài hát yêu thích
Những mẩu chuyện hay, những bài hát mà con yêu thích và hát hay đọc theo cũng rất hữu ích trong quá trình dạy trẻ bị nói ngọng tại nhà. Qua quá trình rèn luyện đọc, hát, con dần sẽ học hỏi được cách phát âm âm điệu, các thanh vần, và cải thiện được khả năng nói của mình.
Trau dồi vốn từ cho con
Vốn từ là thứ mà nhiều trẻ nói ngọng bị hạn chế, việc tích cực trau dồi vốn từ sẽ giúp con nói chuẩn hơn, biết cách phát âm và sử dụng từng từ. Dần dần sẽ tạo thành thói quen khi nói, kéo con ra khỏi tình trạng nói ngọng.
Không bắt chước phát âm của trẻ bị nói ngọng
Một quy tắc tuyệt đối khi dạy trẻ bị nói ngọng bố mẹ cần tránh đó là không bắt chước phát âm của con. Sự bắt chước của người lớn khiến trẻ hiểu nhầm những từ mình phát âm là đúng, hoặc con gặp rối loạn khi không biết nói như thế nào mới chuẩn. Sự rối loạn càng gây khó khăn cho việc cải thiện ngôn ngữ của con đó nhé.
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm