slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Phương Pháp Dạy Học Theo Dự Án Là Gì? Áp Dụng Như Nào?

Phương pháp dạy học theo dự án là mô hình học tập mới giúp phát triển kiến thức cùng các kỹ năng bản thân của học sinh thông qua những nhiệm vụ. Nó khuyến khích việc học sinh tự tìm tòi và trau dồi kiến thức cũng như hiện thực hóa kiến thức trong quá trình tạo ra sản phẩm do chính mình làm.

I. Phương Pháp Dạy Học Theo Dự Án Là Gì?

Phương pháp dạy học theo dự án đang được nhiều trường áp dụng, đặc biệt các trường quốc tế, trường chất lượng cao. Với ưu điểm là giúp học sinh tự ý thức cũng như phát triển được kiến thức cùng các kỹ năng bản thân thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ. Vậy, phương pháp này là gì, việc áp dụng nó như thế nào chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ nhất thông qua bài viết này.

1. Khái niệm

Phương Pháp Dạy Học Theo Dự Án Là Gì?

Phương pháp dạy học theo dự án là một hình thức dạy học mà học sinh được học dưới sự điều khiển và giúp đỡ của các giáo viên, nhưng phải tự giải quyết nhiệm vụ học của mình, nó đòi hỏi sự kết hợp cả về mặt lý thuyết và thực hành. Thông qua quá trình nó sẽ tạo ra những sản phẩm học tập.

Có thể nói, dạy học theo dự án là một mô hình học tập hiện đại mà học sinh được làm trung tâm của buổi học. Các giáo viên sẽ hướng dẫn thực hiện nhằm giúp phát triển kiến thức cùng các kỹ năng của các em thông qua các nhiệm vụ học tập. Các học sinh được khuyến khích tìm tòi và thực hành kiến thức được học để tạo ra các sản phẩm của chính mình. Đây là một chương trình học xây dựng dựa trên những câu hỏi quan trọng và được lồng ghép các nội dung chuẩn.

Với bài học thực tế, các giáo viên sẽ thiết kế theo nhiều hướng và có thể lôi cuốn được học sinh mà không hề phụ thuộc vào cách học của các em. Trong các trường hợp các em cũng được làm việc với các chuyên gia giúp hiểu sâu hơn về các vấn đề. Các học sinh được sử dụng các phương tiện hiện đại phục vụ việc tìm kiếm thông tin. ( Xem thêm : TOP 10 Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Thành Công Nhất )

2. Phân loại

a) Phân loại theo thời gian thực hiện dự án

Việc phân loại theo quỹ thời gian sẽ chia phương pháp dạy học theo dự án ở mầm non làm 3 mức: dự án nhỏ, dự án trung bình và dự án lớn. Mỗi dự án lại có thời lượng khác nhau.

– Dự án nhỏ: Với dự án nhỏ này sẽ được thực hiện trong 2 đến 6 giờ và lồng ghép trong một sống giờ học.

– Dự án trung bình: Nó còn được gọi là ngày dự án khi được thực hiện vài ngày. Với giới hạn thời lượng trong 40 giờ học hoặc 1 tuần.

– Dự án lớn: Với thời gian thực hiện có lượng thời gian nhiều, kéo dài trong nhiều tuần.

b) Phân loại dự án theo nhiệm vụ

– Dự án nghiên cứu: Các dự án nghiên cứu sẽ nhằm giải thích các hiện tượng trong cuộc sống, các quá trình diễn ra sự việc.

– Dự án tìm hiểu: Nhằm khảo sát các đối tượng cụ thể.

– Dự án kiến tạo: Đó là dự án thực hiện các hành động thực tiễn hoặc tập trung vào tạo ra các sản phẩm vật chất như trang trí, sáng tác, biểu diễn, trưng bày …

c)Phân loại theo mức độ của nội dung học

Ở phần phân loại theo mức độ nội dung học sẽ được chia làm 2 dạng dự án là dự án mang tính thực hành và dự án mang tính tích hợp.

Bạn nên tìm gia sư Toán Lý Hóa tại Hà Nội cho con Dự án mang tính tích hợp: Nó là các dự án nghiên cứu lý thuyết, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn, giải quyết vấn đề mang nội dung tích hợp của nhiều nội dung hoạt động.

Bạn nên tìm gia sư Toán Lý Hóa tại Hà Nội cho con Dự án mang tính thực hành: Đó là các dự án tập trung vào việc thực hành các nhiệm vụ trên cơ sở vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế, và các kỹ năng cơ bản để tạo ra sản phẩm.

Không chỉ vậy, dạy học dự án tiểu học và các cấp còn có các cách phân loại còn chia dự án ra nhiều loại như dự án ngoài môn học, dự án cá nhân, dự án lớp, dự án liên môn .. ( Xem thêmTOP 10 Phương Pháp Dạy Con Không Đòn Roi Bố Mẹ Cần Biết )

3. Đặc điểm của phương pháp dạy học theo dự án

Phương pháp dạy học theo dự án có nhiều đặc điểm riêng và rất rõ ràng để phân biệt với các phương pháp khác. Đồng thời các đặc điểm này cũng rất phù hợp và tạo nên sự tích cực cho các học sinh.

Định hướng hứng thú cho người học: Khác với cách học truyền thống, với phương pháp dạy học theo dự án học sinh được  tham gia chọn nội dung cũng như đề tài phù hợp với khả năng của bản thân, nhờ đó tạo ra hứng thú cho các em.

Định hướng thực tiễn: Với các dự án mang chủ đề từ thực tiễn xã hội, thực tiễn của nghề nghiệp cũng như từ cuộc sống. Thông qua đó, giúp các em liên hệ với thực tiễn và cảm thấy hứng thú hơn. Ngoài ra, dự án học tập còn có ý nghĩa thực tiễn xã hội khi mà việc học tập của các em được gắn với cuộc sống hàng ngày. Với cách thực hiện đúng và trong các trường hợp lý tưởng nó có thể tạo ra tính tích cực cho xã hội.

Tính tự lực cho học sinh: Trong quá trình học, các học sinh phải tự lực, tự ý thức, tham gia tích cực vào các giai đoạn học. Việc này giúp các em có sự tự giác, tính trách nhiệm, sáng tạo. Trong phương pháp này, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, giúp đỡ. Thế nhưng, các giáo viên cũng cần dựa vào tình hình thực tế khả năng của các em để thực hiện.

Mang tính liên môn, phức hợp: Sự đòi hỏi các em có sự liên kết, xâu chuỗi nhiều lĩnh vực, nhiều môn khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề.

Cộng tác làm việc: Việc học theo phương pháp dự án ở môn Tiếng Anh là chia theo nhóm, các em học sinh được phân chia nhiệm vụ, các em cần phải biết cách tìm kiếm thông tin và phối hợp cũng như làm việc của bản thân, thực hiện nhiệm vụ của mình.

Định hướng hành động: Giúp các em học sinh có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực hành.

Định hướng sản phẩm: Trong quá trình học, các sản phẩm được tạo ra theo định hướng với chức năng, công dụng riêng.

II. Áp Dụng Phương Pháp Dạy Học Theo Dự Án

Áp Dụng Phương Pháp Dạy Học Theo Dự Án

Việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án cần thực hiện theo các bước chi tiết, mỗi bước sẽ có nhiệm vụ của giáo viên, nhiệm vụ của học sinh.

1. Bước chuẩn bị

Ở bước này, cần:

– Xây dựng ý tưởng buổi học, ý tưởng kiến thức

– Chọn chủ đề và các chủ đề nhỏ.

– Xây dựng nhiệm vụ học tập.

Hoạt động của giáo viên ở bước chuẩn bị:

– Giáo viên phải là người lên các câu hỏi liên quan tới nội dung học và gần với sự hiểu biết của các em học sinh.

– Chuẩn bị các dụng cụ, tài liệu để thực hiện dự án

– Lên các nhiệm vụ cho học sinh, cách thức tiến hành của học sinh để giải quyết được vấn đề.

– Xây dựng dự án nhằm xác định ai cần học, ý tưởng ra sao.

Hoạt động của các học sinh

– Học sinh phải cùng giáo viên thống nhất các tiêu chí để đánh giá.

– Học sinh phải làm việc nhóm để hoàn thành dự án

– Dự kiến các vật liệu, phương pháp hay kinh phí thực hiện công việc.

2. Thực hiện dự án

Hoạt động của các giáo viên

– Hướng dẫn và luôn theo sát việc thực hiện của các học sinh, đánh giá kết quả thực hiện.

– Chuẩn bị các điều kiện, vật dụng cho các em thực hiện dự án.

– Tạo và chuẩn bị cơ sở, liên hệ khách mời cho học sinh nếu cần.

Hoạt động của học sinh trong phương pháp dạy học theo dự án

– Các trưởng nhóm có nhiệm vụ phân công công việc cho các thành viên để hoàn thành dự án

– Thu thập và xử lý các thông tin nhằm đem lại kết quả.

– Tìm nguồn thông tin, nhờ giúp đỡ từ giáo viên

– Lập báo cáo và hoàn thiện sản phẩm báo cáo.

– Liên tục báo cáo cho giáo viên tình hình để có phương án thay thế nếu cần.

3. Kết thúc dự án

Học sinh và giáo viên chuẩn bị các tài liệu, sản phẩm, điều kiện cho buổi báo cáo. Theo dõi lại quá trình thực hiện sản phẩm của học sinh với giáo viên. Các học sinh cần tiến hành giới thiệu, thuyết trình cho sản phẩm của mình. Đánh giá các sản phẩm của các nhóm khác.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988