Con tăng động lại nghĩ do hiếu động là điều không ít phụ huynh tìm đến Đăng minh đang gặp phải. Vậy tăng động và hiếu động có phải là một? Làm thế nào để phân biệt 2 đặc điểm tâm lý này?
Không!
Tăng động và hiếu động thực chất là 2 đặc điểm tâm lý khác nhau, nhưng chưa có sự rõ ràng về ranh giới phân biệt. Bởi vậy không ít bố mẹ có quan niệm sai lầm về con mình.
Một số trẻ tăng động nhưng bố mẹ lầm tưởng con đang hiếu động, thể hiện sự thông minh và muốn tìm tòi. Ngược lại, số còn lại có con hiếu động lại nghĩ con có biểu hiện tăng động, và ra sức tìm cách tự can thiệp mà không cần sự tư vấn của chuyên gia, bác sĩ.
Nhận định sai lầm về tăng động và hiếu động không những làm mẹ khó đánh giá tình trạng của con mà còn cản trở quá trình phát triển của trẻ.
Câu hỏi: tăng động và hiếu động có phải là một đã được giải đáp. Nhằm giúp mẹ củng cố hơn tri thức và có những nhận định đúng đắn về con, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ xem làm thế nào để phân biệt 2 đặc điểm tâm lý này?
Về cơ bản thì trẻ tăng động hay hiếu động đều là đối tượng trẻ khá nghịch ngợm, và có nhiều năng lượng để tích cực hoạt động. 2 đối tượng trẻ này đều được đánh giá có chỉ số IQ cao, khá thông minh so với bạn bè đồng trang lứa.
Tăng động | Hiếu động | |
Khái niệm | Là một hội chứng rối loạn phát triển, trẻ tăng có những hành vi hiếu động thái quá đi kèm khả năng mất tập trung, giảm chú ý. | Trẻ có hành vi hiếu động ở mức vừa phải, đây không phải là một hội chứng, chỉ là một đặc điểm tâm lý ở trẻ trong giai đoạn phát triển. |
Biểu hiện hành vi | – Hoạt động liên tục không ngừng nghỉ, bồn chồn chân tay, không thể ngồi yên
– Không thể tập trung, ngay cả khi đang theo dõi những thứ mình thích – Hiếu động mọi lúc mọi nơi – Nói mọi lúc, hay chen ngang và ngắt lời người khác – Thường không nghe theo những lời nhắc, chỉ dẫn |
– Hoạt động có kiểm soát, có mục đích
– Tập trung từ đầu đến cuối với những gì thuộc về sở thích của mình: xem 1 bộ phim, chơi 1 trò chơi, nghe 1 câu chuyện… – Chỉ hiếu động ở nhà, đến nơi lạ rụt rè hơn – Nói khi cần thiết, không chen ngang – Nghe lời khi được nhắc nhở |
Biểu hiện cảm xúc | – Cảm xúc rối loạn, dễ cáu giận, la hét, không hài lòng.
Đôi khi có những hành động công kích bản thân hoặc người khác, dẫn đến bị thương, bị đau |
– Cảm xúc bình thường |
Biểu hiện ngôn ngữ | – Chậm nói, khó khăn trong diễn đạt và giao tiếp. Tư duy sắp xếp thành câu lộn xộn | – Bình thường. Ngôn ngữ phát triển dựa trên quy chuẩn phát triển từng giai đoạn của trẻ |
Giấc ngủ | – Trẻ khó ngủ, mất ngủ, quấy khóc thường xuyên mà không rõ nguyên nhân. | – Trẻ ngủ ngon do bản thân ưa vận động. cơ thể có nhu cầu nghỉ ngơi sau một ngày năng động |
Độ tuổi | – Con từ 3 tuổi trở lên, có thể kéo dài hệ lụy đến khi trưởng thành | – Con ở độ tuổi biết đi, các dấu hiệu hiếu động sẽ giảm dần khi con lớn |
Tác động | – Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Cảm xúc và hành vi sẽ khiến con bị khiếm khuyết về giao tiếp xã hội, cũng như tiếp nhận thông tin. | – Tăng khả năng học hỏi và ghi nhận những điều mới mẻ, tăng hiểu biết |
III. Phương pháp can thiệp trẻ tăng động tại nhà
Như phân tích ở trên, chắc hẳn mẹ đã hiểu được tăng động và hiếu động có phải là một hay không, và cách phân biệt 2 đối tượng trẻ này, từ đó có những phương án can thiệp thích hợp với trẻ tăng động.
Và điều tốt nhất là bố mẹ nên đưa con đến các trung tâm chuyên biệt, bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ, chuyên gia kiểm tra, đánh giá được chính xác. Ở đây, bố mẹ cũng được tư vấn về các phương pháp can thiệp hợp lý và khoa học nhất.
Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện các biện pháp can thiệp trẻ tăng động tại nhà song song cùng phương pháp trị liệu của chuyên gia.
– Quan sát hành vi của con hàng ngày, ghi ra những đặc điểm hành vi để thấu hiểu con hơn, nhận định những hành vi tích cực cần tuyên dương, và giảm thiểu những hành vi tiêu cực bằng các hình phát phù hợp, không nên chèn ép, khắt khe quá.
– Lên danh sách các trò chơi rèn luyện kỹ năng, cảm xúc để cùng con chơi. Các trò chơi rèn luyện sự kiên nhẫn, sự tập trung, cảm xúc mẹ có thể tham khảo nhiều trên các website uy tín
– Rèn luyện thói quen sắp xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp từng ngày, để gia tăng sự kiên nhẫn và xây dựng lối sống chỉn chu, có quy củ
– Xây dựng những quy tắc riêng về việc đi ngủ, làm bài tập, làm việc nhà
– Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, khuyến khích giao tiếp và tạo thói quen làm việc nhóm
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm