Đã bao giờ mẹ cố gắng tìm ra nguyên nhân vì sao con mình lại có dấu hiệu của tăng động, giảm chú ý, khó tập trung, gây ảnh hưởng đến khả năng học tập và phát triển? Những hé lộ về nguyên nhân tăng động cũng như hệ lụy mà nó mang lại dưới đây sẽ là lời giải thích đáng nhất.
Tìm được nguyên nhân trẻ tăng động giúp ích rất nhiều cho việc lên kế hoạch can thiệp sớm cho con. Một số nguyên nhân chính có thể kế đến như:
Các nhà khoa học chứng minh được rằng di truyền là một trong những yếu tố dẫn đến hội chứng tăng động ở trẻ. Gia đình có anh chị em hoặc bố mẹ từng gặp phải hội chứng này, trẻ sinh ra có nguy cơ cũng dễ đối mặt với các triệu chứng tăng động hơn. Có tới 25% trẻ tăng động là do di truyền và khả năng tăng động của những đứa trẻ sinh ra trong gia đình này sẽ gấp 5 lần trẻ khác. Tỉ lệ này cao hơn ở các cặp trẻ song sinh.
Không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hội chứng tăng động, nhưng yếu tố môi trường cũng có tác động nhất định đến trẻ. Trong 3 năm đầu đời, trẻ bị ảnh hưởng bởi sự phơi nhiễm chất chì, hoặc quá trình mang thai, thai phụ có tiếp xúc và sử dụng các chất kích thích, có hại cho sức khỏe như: thuốc lá, ma túy, rượu bia,… liên tục. Tất cả những điều này sẽ tác động xấu đến hệ thần kinh, có nguy cơ dẫn đến chứng tăng động, giảm chú ý.
Ở trẻ tăng động, sự thiếu hụt nồng độ GABA trong não bộ tạo ra mất cân bằng về chất dẫn truyền thần kinh quan trọng của não bộ. Chính sự mất cân bằng này làm xuất hiện nguyên nhân tăng động, khiến trẻ hiếu động và khó kiểm soát hành vi hơn bình thường.
Thông qua phim chụp não của trẻ bình thường và trẻ tăng động, các chuyên gia cũng phát hiện ra ở trẻ tăng động, cấu trúc bộ não có đôi chút khác thường hơn trẻ bình thường. Một số cơ quan bộ não phát triển hơn, và có những hoạt động mạnh mẽ hơn. Đây là lý do thúc đẩy trẻ hoạt động và nói không ngừng nghỉ.
Chế độ dinh dưỡng không tác động trực tiếp nhưng lại là yếu tố gián tiếp góp phần xúc tác các dấu hiệu tăng động diễn ra cường điệu hơn. Lý do bởi vì, các dưỡng chất không tốt sẽ kích thích hành vi hiếu động, ví dụ như đồ ngọt. Đồ ngọt vốn làm tinh thần một người bình thường trở nên phấn chấn và lạc quan hơn. Tuy nhiên khi sử dụng với hàm lượng cao, nhất là với trẻ có khiếm khuyết não bộ sẽ tăng phấn khích và hành vi hiếu động.
Các dưỡng chất cần thiết với trẻ tăng động: protein (có trong các loại thịt, cá, thịt đỏ, trứng, sữa…), carbohydrate phức hợp (cam, quýt, bưởi, cherry, kiwi,…), axit béo omega-3 (cá hồi, óc chó, hạt dẻ, cá ngừ)…
Tuyệt đối tránh Đường, caffeine, những thực phẩm chứa carbohydrate đơn ( khoai tây chiên, bánh kẹo, siro, soda, nước ngọt, mật ong, bột mì và các sản phẩm từ bột mì)
Ngoài 4 nguyên nhân tăng động trên, yếu tố nguy cơ cũng là điều chúng ta cần quan sát để phát hiện, loại trừ sớm, hoặc đề phòng cho con khỏi hội chứng này:
– Sinh non (Trẻ sinh trước 37 tuần), kém nặng khi sinh (trẻ <2.5kg)
– Các tổn thương não về vật lý ( va chạm, rung lắc, chấn thương sọ não,…)
– Trẻ có tiền sử mắc động kinh
– Rối loạn tâm lý
– Gia đình không hạnh phúc, thường xuyên cãi cọ, thiếu yêu thương
Sau tất cả, tăng động tuy có thể rèn luyện và cải thiện rất nhiều, nhưng hội chứng này nếu không được can thiệp đúng cách sẽ để lại không ít hệ lụy mà chúng ta “có mơ cũng không thấy được”, những hệ lụy này có thể kéo dài đến khi con trưởng thành.
Có thể kế đến như:
– Tăng động thái quá sẽ khiến con mất đi sự tập trung và kiên nhẫn ngày nào, các cơ hội thành công cũng thu nhỏ lại vì con không thể chú tâm được vào một vấn đề. Lâu dài, sẽ rơi vào cảm giác khó xác định được điều mình mong muốn là gì, không dám nghĩ cũng chẳng dám làm, khó thực hiện ước mơ
– Dư âm còn lại từ chứng tăng động hồi nhỏ có thể dẫn tới một con người trưởng thành đa nhân cách. Vào lúc nào đó, sự đa nhân cách có thể ảnh hưởng đến hành vi, đưa con người ta đến những hành vi sai trái, có phần điên rồ, thậm chí phạm pháp.
– Mất khả năng tập trung cũng đồng nghĩa với việc phải “chia tay” khả năng học tập. Trẻ tăng động giảm chú ý kéo dài thường có lỗ hổng về kiến thức, không theo kịp bạn bè, khiến con chán nản, không có động lực phấn đấu. Kết quả học tập vì thế mà ngày càng suy giảm, tác động nhiều đến tương lai
– Xuất phát từ 5 nguyên nhân tăng động phía trên, trẻ tăng động khi trưởng thành đôi khi là người hay âu lo, rầu rĩ, có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống. Sự căng thẳng, lo lắng quá mức có thể dẫn đến những sự việc không hay xảy đến, hoặc khiến bản thân trở nên mệt mỏi, uể oải
– Cảm giác thất bại dễ khiến sinh chứng trầm cảm ở trẻ tăng động khi trưởng thành
“Vén màn” nguyên nhân tăng động và hệ lụy của hội chứng này đem lại, hy vọng bố mẹ luôn là người bạn đồng hành, theo dõi và bảo vệ con, giúp con hoàn thiện bản thân hoàn chỉnh nhất.
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm