slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

NGHỊ LUẬN VỀ BÀI THƠ NÓI VỚI CON

NGHỊ LUẬN VỀ BÀI THƠ NÓI VỚI CON

 

  • Dàn ý nghị luận về bài thơ “Nói với con” của Y Phương
  • Mở bài

 

Giới thiệu tác phẩm cần nghị luận: bài thơ “Nói với con” của Y Phương.

 

  • Thân bài
  • Giới thiệu chung

 

  • Tác giả: Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc tiêu biểu. Thơ ông vừa gần gũi, giản dị vừa mang giá trị sâu sắc.
  • Tác phẩm: “Nói với con” là lời chia sẻ, trò chuyện của một người cha với con. Bài thơ mang đậm bản sắc dân tộc miền núi.

 

  • Người cha nói cho con nghe về cội nguồn sinh dưỡng.

 

  • 4 câu đầu: cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên là tình cảm gia đình:
  • Con lớn lên trong tình yêu thương nồng ấm của cha mẹ.
  • Nhịp thơ ⅔ cùng cấu trúc đối xứng: âm hưởng vui tươi, quấn quýt.

=> Không khí gia đình ấm áp, nhắc nhớ con về cội nguồn sinh dưỡng. Từng bước đi của con đều được cha mẹ nâng đỡ, đón nhận.

  • 5 câu tiếp: con còn lớn lên trong không khí lao động, trong tình yêu thương của quê hương:
  • Niềm vui lao động, sự gắn bó của người đồng mình.
  • Vẻ đẹp quê hương đã nuôi dưỡng tâm hồn con lớn lên từng ngày. 
  • Cha nhắc tới điểm tựa hạnh phúc: “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.

=> Cha muốn dặn con rằng quê hương là nơi có rất nhiều văn hoá nghĩa tình.

 

  • Cha nói với con về phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình

 

  • Đó là sức sống mãnh liệt và truyền thống cao đẹp của người đồng mình:
  • Người đồng mình: cha mẹ, quê hương.
  • Phẩm chất của người đồng mình được thể hiện qua lời ăn tiếng nói gần gũi, mộc mạc.
  • Đó là phẩm chất chung thuỷ với nơi chôn rau cắt rốn: kết hợp nhiều điệp từ, nhiều kiểu câu dài ngắn khác nhau.

 

  • Mong muốn của người cha đối với con

 

  • Mong con sống thuỷ chung, tình nghĩa với quê mình:
  • Biết dùng ý chí để đối mặt với khó khăn.
  • Duy trì phong tục của người đồng mình: sống cao thượng, mạnh mẽ bước đi vì luôn có cha mẹ, quê hương ở bên.

=> Cha mong con giữ vững niềm tin vào quê hương, lấy truyền thống quê hương làm động lực cố gắng.

  1. Kết bài

Khẳng định lại giá trị bài thơ: bài thơ giúp hiểu thêm vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của đồng bào miền núi, gợi nhắc về ý chí vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

 

  1. I Nghị luận về bài thơ “Nói với con” của Y Phương

 

  • Mở bài

 

Đề tài tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước không hề mới lạ. Nó đã được rất nhiều nhà văn, nhà thơ lựa chọn cho những sáng tác của mình. Nhưng Y Phương lại đem một cách tiếp cận hoàn toàn mới lạ cho đề tài này. Bài thơ “Nói với con” chính là lời của người cha nói với con, mang đậm bản sắc dân tộc, nhắc nhở con về những truyền thống tốt đẹp của đồng bào cũng như dặn con vững tin bước tiếp tới tương lai. Bằng tình cảm chân thành, xuất phát từ trái tim mình, Y Phương đã thật thành công trong việc thể hiện tình cảm thiêng liêng của cha với con, với quê hương xứ mình. Áng thơ ấy mở ra cho người đọc những cảm xúc thật sâu lắng…

 

  • Thân bài

 

Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc tiêu biểu. Thơ ông vừa gần gũi, giản dị vừa mang giá trị sâu sắc. Tác phẩm “Nói với con” là lời chia sẻ, trò chuyện của một người cha với con. Bài thơ mang đậm bản sắc dân tộc miền núi, gợi nhắc cho người đọc trách nhiệm của người làm con. Qua đó, ta có thể thấy mong ước của một người cha đối với con thật nồng ấm và giản dị.

Mở đầu bài thơ, người cha đã nói với con về cội nguồn sinh dưỡng. Những hình ảnh gia đình đầm ấm, quấn quýt dần hiện ra:

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

 Một bước chạm tiếng nói

 Hai bước tới tiếng cười”

Cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên là tình cảm gia đình. Cách diễn đạt thật độc đáo cho thấy tình yêu thương của cha mẹ với con. Con được lớn lên từng ngày trong sự chở che ấy. Nhịp thơ ⅔ cùng cấu trúc đối xứng càng tạo nên âm hưởng vui tươi, tràn đầy hạnh phúc của gia đình. Người ta nói nhà là nơi nuôi dưỡng tốt nhất cho tâm hồn cũng bởi lẽ đó. Không khí gia đình ấm áp chính là nguồn sữa mát lành nhất cho sự phát triển của con. Cha nhắc nhớ con về cội nguồn sinh dưỡng, về sự đón nhận của mẹ cha với mỗi bước đi của con đầu đời của con. Từ tình cảm gia đình ấy, cha nói với con rằng con còn lớn lên trong không khí lao động, trong tình yêu thương của quê hương:

          “Người đồng mình yêu lắm con ơi

           Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát

           Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng

          Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới

            Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.

Một loạt các từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện được sử dụng: “cài nan hoa”, “ken câu hát”,… khắc họa rõ nét cuộc sống người đồng bào dân tộc miền núi. Niềm vui lao động, sự gắn bó của người đồng mình cũng từ đó mà hiển hiện trên trang thơ. Thiên nhiên với những ghềnh thác, núi rừng,… cũng là những bàn tay êm ái nuôi dưỡng con người cả về lối sống lẫn tâm hồn. Vẻ đẹp ấy của quê hương đã nuôi dưỡng con lớn lên từng ngày. Cách nói “người đồng mình” càng tạo cảm giác thân thiết, gắn bó tới độc giả. Không chỉ vậy, cha còn nhắc tới điểm tựa hạnh phúc: “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”. Y Phương từng chia sẻ rằng khi con người sống gắn bó với lao động, với quê hương nghĩa tình thì họ sẽ dễ dàng tìm được hạnh phúc của mình. Tình yêu của cha mẹ, tình cảm gia đình, rộng ra là tình thương quê hương đang từng ngày hội tụ vào trong tâm hồn con. Quê hương là nơi có rất nhiều văn hoá nghĩa tình, cha không bao giờ muốn con quên điều đó. 

Từ việc nhắc lại cội nguồn sinh dưỡng, người cha lại tiếp tục nói với con về phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình. Người đồng mình có những đức tính cao đẹp mà con cần phát huy và trân trọng:

“  Người đồng mình thương lắm con ơi

   Cao đo nỗi buồn

   Xa nuôi chí lớn

   Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

   Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

   Sống trong thung không chê thung nghèo đói

   Sống như sông như suối

   Lên thác xuống ghềnh

   Không lo cực nhọc.”

Đó không chỉ là sức sống mãnh liệt mà còn chính là truyền thống cao đẹp của người đồng mình. Nếu khổ thơ đầu Y Phương dùng “yêu lắm con ơi” thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết thì ở đây lại là “thương lắm con ơi”. Tình thương đến đây đã bao gồm tình yêu, nó không chỉ xuất phát từ trái tim nữa, nó còn đến từ sự đồng cảm, chia sẻ tự đáy lòng. Vậy nên “người đồng mình” – những người cùng nguồn cội – đều cùng mang phẩm chất cao đẹp, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Phẩm chất ấy được thể hiện qua lời ăn tiếng nói hàng ngày gần gũi, giản dị; qua sức sống mạnh mẽ, kiên cường. Hình ảnh đối lập “Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn” nhấn mạnh những khó khăn mà người đồng mình gặp phải. Nhưng trong trường hợp nào, họ cũng vững vàng đối mặt, vững vàng tiến lên, chung thuỷ với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Niềm tự hào ấy gắn với những phẩm chất mà cha muốn truyền cho con: “Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc”. Cha mong con biết chấp nhận những khó khăn, thử thách và vượt qua bằng niềm tin, ý chí tất thắng. Câu thơ dung dị, mộc mạc nhưng lại càng làm nổi thêm chất quật cường của những con người vùng núi… 

Giọng tâm tình ngọt ngào đến đây chuyển thành giọng triết lí sâu sắc:

“Người đồng mình thô sơ da thịt

   Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

   Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

   Còn quê hương thì làm phong tục.”

Ngoại hình của người đồng mình có “thô sơ” đến đâu thì tâm hồn vẫn đáng quý, đáng trọng. Họ giàu lòng tự trọng, ý chí, giàu niềm tin để rồi xây dựng quê hương trên nền tảng văn hoá của dân tộc. Thật vậy, chính những phong tục ngàn đời kia đều được vun đắp bằng đôi bàn tay lao động miệt mài của người đồng mình. Việc nhắc đi nhắc lại cụm từ “người đồng mình” chắc hẳn Y Phương muốn khơi lên trong con tình yêu quê hương, bản làng để từ đó khẳng định khát vọng, ý chí của người đồng mình và mong con giữ vững thái độ sống tích cực ấy.

Ước mong lớn nhất của người cha được đúc kết trong những vần thơ cuối cùng:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được 

Nghe con.”

Từng lời thủ thỉ tâm tình thấm vào lòng người đọc, người nghe. Cha mong con sống thuỷ chung, tình nghĩa với quê mình. Con lớn lên, nhất định phải giống như sông, như suối của người đồng mình: mạnh mẽ mà kiên cường. Con cần biết dùng ý chí để đối mặt với khó khăn; cần biết duy trì phong tục của người đồng mình: sống cao thượng, mạnh mẽ bước đi vì luôn có cha mẹ, quê hương ở bên. Thì ra, cha mẹ vẫn không ngừng hi vọng, kì vọng vào con cái. Đây chắc hẳn không phải tiếng lòng của một người mà của muôn người cha:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Chỉ khi con giữ vững niềm tin vào quê hương, lấy truyền thống quê hương làm động lực cố gắng thì lúc ấy, con mới nắm chắc được chìa khoá của thành công. Và tin chắc rằng, con sẽ lại quay về “tự đục đá kê cao quê hương”, làm giàu đẹp thêm cho quê hương, bản làng mình. Bài thơ kết lại bằng hai tiếng “Nghe con” thật bồi hồi, xao xuyến. Dư âm lời dặn của cha cứ thế vang mãi, ngân mãi…

  1. Kết bài

Bài học của cha muôn thuở đều là những bài học giá trị, nâng đỡ con trên mọi bước đường đời sau này. Y Phương mượn lời cha, giúp con hiểu thêm vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của đồng bào mình, gợi nhắc con về ý chí vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Mời các bạn đọc tài liệu Bài văn nghị luận về bài thơ “Nói với con” của trung tâm. Mong rằng đây sẽ là công cụ hữu ích cho quá trình học tập của chúng mình. Kho tài liệu của trung tâm còn vô vàn những điều bổ ích, mời quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Cảm ơn các bạn đã luôn ủng hộ trung tâm!

 

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988