slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

phân tích hình tượng người lái đò sông Đà

 

  • Dàn ý bài viết phân tích hình tượng người lái đò sông Đà
  • Mở bài

 

  • Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Tuân (đặc điểm con người, sự nghiệp sáng tác, phong cách sáng tác,…)
  • Giới thiệu những nét khái quát về tùy bút “Người lái đò sông Đà” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)
  • Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận: Hình tượng người lái đò sông Đà.

 

  • Thân bài
  • Người lái đò sông Đà – người lao động đầy trí dũng

 

  • Ông lái đò đã hiểu tường tận hết những ghềnh thác, vực sâu, những trùng vi thạch trận và diện mạo của từng hòn đá. 
  • Sự hiểu biết ấy đã giúp ông có những ứng xử đầy khôn khéo và thông minh để có thể vượt qua được những cạm bẫy mà dòng sông đã tạo nên: Có lúc ông phải lách con thuyền vào tả ngạn, có lúc lại phải nắm vững những bờm sóng để đưa con thuyền chọc thủng tuyến đá hậu vệ, bởi lẽ hơn ai hết ông hiểu rõ cách bày binh bố trận của dòng sông nên luôn chủ động thay đổi chiến thuật.
  • Cả thế giới trận đồ bát quái lắm cửa tử, ít cửa sinh của sông Đà đã được ông nắm trong lòng bàn tay, ông đã tìm ra được cửa sinh bằng chính kinh nghiệm dày dặn của mình trong nghề sông nước.
  • Người lái đò đã kìm nén nỗi đau về thể xác để bình tĩnh chỉ huy, lái chèo con thuyền vượt thác.
  • Tinh thần làm chủ tình thế, trước sự uy hiếp tổng lực của đá nước sông Đà, ông lái đò không một chút sợ hãi, lo lắng, nao núng mà vẫn rất điềm đạm, bình tĩnh, tiếng chỉ huy của ông vẫn vang lên ngắn gọn, tỉnh táo. 
  • Khi đã vượt qua hết thảy những khó khăn, những hiểm nguy, những dữ dội ấy, người lái đò vẫn xem đấy là công việc hằng ngày mà họ trải qua, không có gì là hồi hộp, đáng nhớ và không thấy ai bàn tán thêm gì về những chiến thắng ấy.
  • Hình tượng người lái đò như một vị dũng tướng bách chiến bách thắng trong cuộc đấu tranh chống lại thiên nhiên hung dữ, hiểm nguy.

 

  • Người lái đò sông Đà – người nghệ sĩ tài hoa trên sông nước

 

  • Sự tài hoa, nghệ sĩ của người lái đò được thể hiện rõ nét qua cách ông vượt qua những trùng vi thạch trận mà đã nước sông đã đã bày biện ra.
  • Ở vòng thứ nhất, người lái đò “hai tay giữa lái, nén vết thương”, kẹp chặt cuống lái, chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo. 
  • Ở vòng thứ hai, người lái đò không “không một phút nghỉ tay, nghỉ mắt”, liên tục thay đổi chiến thuật, ông đã nắm chắc được binh pháp của thần sông thần đá và cả quy luật phục kích của lũ đá nơi đây, để rồi, ông đã “nắm chặt bòm sóng, ghì cương lái, phóng nhanh vào cửa sinh”. 
  • Ở vòng thứ ba – vòng cuối cùng, ông cứ thế “phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa”, “vút , vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”. 
  • Bằng sự am hiểu về binh pháp của thần sông, thần đá, bằng bàn tay khéo léo của một người nghệ sĩ, ông lái đò đã đưa con thuyền vượt qua những trùng vi thạch trận một cách an toàn

 

  • Kết bài

 

Khái quát những đặc điểm cơ bản về hình tượng người lái đò sông Đà, nghệ thuật xây dựng nhân vật và nêu cảm nghĩ của bản thân.

 

  • Bài viết phân tích hình tượng người lái đò sông Đà
  • Mở bài

 

Được mệnh danh là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái Đẹp, những trang viết của Nguyễn Tuân luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Đặc biệt, sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn Tuân luôn khao khát kiếm tìm “chất vàng mười” của thiên nhiên và con người mảnh đất Tây Bắc và tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một trong số những tác phẩm thể hiện rõ nét điều đó. Đọc thiên tùy bút “Người lái đò sông Đà”, người đọc không thể nào quên được hình tượng người lái đò sông Đà hiện lên thật đẹp trên cái nền thiên nhiên vừa hung bạo vừa thơ mộng, trữ tình.

 

  • Thân bài

 

Có thể thấy, hình tượng người lái đò là hình tượng trung tâm của tác phẩm và nghề nghiệp lái đò đã trở thành tên gọi của chính nhân vật. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả, góp phần thể hiện rõ vẻ đẹp bình dị của nhân vật.

Trước hết, hình tượng người lái đò sông Đà hiện lên là một người lao động đầy trí dũng.  Người lái đò sông Đà am hiểu sâu sắc, thấu đáo dòng sông Đà. Nhà văn Nguyễn Tuân đã ví sông Đà như một thiên anh hùng ca mà ở đó, người lái đò thuộc hết cả những dấu chấm than, những dấu câu và cả những chỗ xuống dòng. Qua biết bao nhiêu năm tháng xuôi ngược ở nơi, ông lái đò đã hiểu tường tận hết những ghềnh thác, vực sâu, những trùng vi thạch trận và diện mạo của từng hòn đá. Và để rồi, chính sự hiểu biết ấy đã giúp ông có những ứng xử đầy khôn khéo và thông minh để có thể vượt qua được những cạm bẫy mà dòng sông đã tạo nên. Có lúc ông phải lách con thuyền vào tả ngạn, có lúc lại phải nắm vững những bờm sóng để đưa con thuyền chọc thủng tuyến đá hậu vệ, bởi lẽ hơn ai hết ông hiểu rõ cách bày binh bố trận của dòng sông nên luôn chủ động thay đổi chiến thuật. Đặc biệt, cả thế giới trận đồ bát quái lắm cửa tử, ít cửa sinh của sông Đà đã được ông nắm trong lòng bàn tay, ông đã tìm ra được cửa sinh bằng chính kinh nghiệm dày dặn của mình trong nghề sông nước. Chính trí tuệ của người lao động đã biến cây chèo trong tay người lái đò trở thành một thứ vũ khí phá ải, diệt thành và hình tượng người lái đò như một vị dũng tướng bách chiến bách thắng trong cuộc đấu tranh chống lại thiên nhiên hung dữ, hiểm nguy.

Thêm vào đó, sự dũng cảm của người lái đò còn được nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện rõ nét qua thái độ của người lái đò trong cuộc đọ sức không cân xứng thiên nhiên lớn lao, dữ dội và hiểm ác. Người lái đò đã kìm nén nỗi đau về thể xác để bình tĩnh chỉ huy, lái chèo con thuyền vượt thác. Mặc dù dòng sông hung hãn đã sử dụng những món đòn, những chiêu trò hiểm độc nhất đến mức khiến cho ông lái đò “mặt méo bệch đi” còn “mặt sông trong tích tắc sáng lòa lên như một cửa bể đom đóm rừng” nhưng ông lái đò vẫn cố nén nỗi đau ấy “hai chân kẹp chặt cuống lái”. Hình ảnh ấy của người lái đò đã làm chúng ta liên tưởng đến những người lính dũng cảm, dẫu bị thương vẫn không buông bỏ vũ khí. Đồng thời, ở ông lái đò, người ta còn thấy tinh thần làm chủ tình thế, trước sự uy hiếp tổng lực của đá nước sông Đà, ông lái đò không một chút sợ hãi, lo lắng, nao núng mà vẫn rất điềm đạm, bình tĩnh, tiếng chỉ huy của ông vẫn vang lên ngắn gọn, tỉnh táo. Để rồi, khi đã vượt qua hết thảy những khó khăn, những hiểm nguy, những dữ dội ấy, người lái đò vẫn xem đấy là công việc hằng ngày mà họ trải qua, không có gì là hồi hộp, đáng nhớ và không thấy ai bàn tán thêm gì về những chiến thắng ấy. Chính thái độ ấy của người lái đò đã thể hiện vẻ đẹp bình dị, thầm lặng của người lao động.

Không chỉ là một người lao động đầy trí dũng, người lái đò còn là một nghệ sĩ tài hoa trên sông nước. Sự tài hoa, nghệ sĩ của người lái đò được thể hiện rõ nét qua cách ông vượt qua những trùng vi thạch trận mà đã nước sông đã đã bày biện ra. Những hành động của người lái đò để vượt qua được trùng vi thạch trận ấy đã được tác giả Nguyễn Tuân miêu tả lại thật chân thực và rõ nét. Ở vòng thứ nhất, người lái đò “hai tay giữa lái, nén vết thương”, kẹp chặt cuống lái, chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo. Ở vòng thứ hai, người lái đò không “không một phút nghỉ tay, nghỉ mắt”, liên tục thay đổi chiến thuật, ông đã nắm chắc được binh pháp của thần sông thần đá và cả quy luật phục kích của lũ đá nơi đây, để rồi, ông đã “nắm chặt bòm sóng, ghì cương lái, phóng nhanh vào cửa sinh”. Và ở vòng thứ ba – vòng cuối cùng, ông cứ thế “phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa”, “vút , vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”. Như vậy, bằng sự am hiểu về binh pháp của thần sông, thần đá, bằng bàn tay khéo léo của một người nghệ sĩ, ông lái đò đã đưa con thuyền vượt qua những trùng vi thạch trận một cách an toàn và những điều đó xét đến cùng là chất nghệ sĩ của người lái đò. 

 

  • Kết bài

 

Tóm lại, với ngôn ngữ giàu nhạc tính, giàu chất tạo hình cùng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn và đặt nhân vật người lái đò vào hoàn cảnh đầy thử thách, nhà văn Nguyễn Tuân qua tùy bút “Người lái đò sông Đà” đã khắc họa thành công hình tượng người lái đò – một người lao động bình dị nhưng hiện lên với vẻ đẹp trí dũng và tài hoa, nghệ sĩ. Ông là hình ảnh tiêu biểu cho con người lao động ở Tây Bắc nói riêng và người lao động Việt Nam nói chung.

 

Cảm ơn các em đã tìm đọc bài viết “Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Trung tâm mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm cho các em những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập nhưng các em không nên sao chép nó vào các bài làm của mình nhé. Nếu thấy bài viết này bổ ích, đừng quên like và share nhé!

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988