slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Phát Hiện Sớm Những Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Tăng Động

Tăng động là một dạng rối loạn hành vi tâm thần, trẻ bị tăng động thường hiếu động thái quá và giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập nếu tình trạng kéo dài. Nhìn rõ những dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động ngay từ sớm, sẽ giúp các triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng.

I. Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động 

Có rất nhiều dấu hiệu giúp bố mẹ có thể tự nhận biết trẻ tăng động, nhưng chúng ta có thể nhóm lại thành 3 nhóm biểu hiện đặc trưng sau

Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động 

1, Không tập trung, giảm chú ý

Một trong những dấu hiệu đặc trưng của trẻ tăng động chính là sự kém chú ý, nhưng dấu hiệu này cũng dễ gây hiểu nhầm với dấu hiệu trẻ hiếu động nên bố mẹ cần tinh tế quan sát hơn. Gia sư Đăng Minh sẽ tóm tắt một vài biểu hiện đặc thù nhằm hỗ trợ bố mẹ dễ phân biệt hơn

– Con mất tập trung vào mọi việc, mọi vật xung quanh, không bận tâm xung quanh đang diễn ra những gì. Trẻ tăng động thường dành sự chú ý cho sở thích của riêng con, con đắm chìm sâu trong thú vui của mình mà không còn sự tập trung vào những thứ khác.

– Con khó khăn khi làm một việc nào đó theo chỉ dẫn của bố mẹ, vì không thể tập trung nghe hết các hướng dẫn

– Con khó hòa nhập vào các trò chơi tập thể hay hoạt động theo nhóm, cản trở các hoạt động học tập, làm việc nhóm

– Trẻ tăng động có trí nhớ không được dài hạn cho lắm, chính vì vậy mà con hay quên làm bài tập về nhà, quên mang sách vở hay đồ dùng học tập đến lớp, hoặc bỏ quên món đồ chơi yêu thích…. và việc tiếp thu ghi nhớ bài giảng cũng bị ảnh hưởng

2, Con có hành vi bốc đồng, hiếu động thái quá

– Một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động dễ dàng là qua hành vi, cử chỉ của con. Trẻ thường hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ, nhiều khi bố mẹ cảm giác con mình như “một cỗ máy” không thể “tắt”.  Chúng ta có thể nhận thấy rằng, kể cả khi đã nhắc nhở con ngồi yên hoặc giảm hành vi, thì con vẫn thấy khó có thể ngồi không mà chân tay không cựa quậy gì. 

– Bên cạnh đó, con hay có những hành vi bồng bột, không nghĩ sâu mà hành động luôn, dẫn đến những việc làm sai, hay làm phiền người khác

– Trẻ có thói quen quấy rối, hay ngắt lời, chen ngang cuộc hội thoại của người khác. Bởi con muốn tham gia đóng góp vào cuộc nói chuyện, nhưng khả năng tương tác và giao tiếp kém, nên hành vi trở thành người “phá rối” hội thoại.

3, Trẻ tăng động không kiểm soát được hành vi và dễ cáu giận

Bởi rối loạn trong cảm xúc và hành vi, trẻ tăng động dễ bị cáu giận khi gặp chuyện không như ý, dẫn tới khó kiểm soát được hành vi, gây sự khó chịu cho bạn bè, ở một số trẻ tăng động còn thường xuyên có hành động đánh bạn, cãi nhau hay làm bạn tổn thương. Đây được xem là lý do chính cản trở việc kết bạn ở con, con thường không có nhiều bạn bè, hoặc bạn bè hạn chế lại gần.

Bố mẹ cần kết hợp với nhà trường để theo dõi và điều chỉnh hành vi, ngăn chặn sự gia tăng của những biểu hiện tiêu cực.

Vậy là bố mẹ đã hiểu được trẻ tăng động có biểu hiện gì? Qua đây Đăng Minh cũng muốn bố mẹ hiểu hơn về các dấu hiệu của triệu chứng này, nhằm phát hiện và can thiệp sớm, đem lại cho con cơ hội tái hòa nhập và phát triển trọn vẹn nhất.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động sẽ dễ dàng được phát hiện nếu bố mẹ dành sự yêu thương và quan tâm con chu đáo.

II. “Con có dấu hiệu tăng động, tôi phải làm gì?”

Khi phát hiện dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động , sau đây là những việc bố mẹ cần làm ngay, thay vì hoang mang, lo lắng:

– Đến gặp bác sĩ/chuyên gia có chuyên môn: Tại đây con sẽ được kiểm tra nhận thức và hành vi, và được các chuyên gia tâm lý đưa đến kết luận chính xác nhất. Từ đó có những kế hoạch can thiệp phù hợp, nếu thực sự con đang mắc hội chứng này.

Con có dấu hiệu tăng động, tôi phải làm gì

– Kiểm tra lại môi trường bên ngoài mà con thường xuyên tiếp xúc, xem những môi trường này có phải là nguyên nhân dẫn đến hội chứng của con hay không?

– Thực hành các bài tập vận động, tăng chú ý cho con, nhằm ổn định lại các hành động bồn chồn thái quá

– Luôn luôn giải thích cho trẻ tăng động về những việc đúng đắn con cần làm, phân tích rõ đúng sai trong cách hành xử của con, làm những phần thưởng khen tặng nếu con hành xử đúng. Tuyệt đối không ép buộc trẻ.

– Huấn luyện kỹ năng giao tiếp và nền nếp sống gọn gàng, ngăn nắp bằng việc đưa ra các chỉ tiêu của tuần, mỗi chỉ tiêu con được 1 ngôi sao, tổng kết tuần nếu đạt nhiều ngôi sao sẽ được thưởng

– Nâng cao chất lượng cuộc sống cho con bằng việc thực hiện các biện pháp massage, cho con tập yoga, chơi thể thao,.. để cơ thể phóng khoáng, tạo năng lượng tích cực cho giấc ngủ ngon, tinh thần phấn chấn. Điều này sẽ giúp con yêu đời hơn, hạn chế cáu giận và sống chan hòa hơn

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988