Nội dung bài viết
Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học không còn xa lạ với giáo viên, học sinh, sinh viên ở nước ta trong vài năm trở lại đây. Thực tế, phương pháp dạy học hiện đại, đặc biệt này đã và đang được áp dụng và thực hiện rất hiệu quả ở rất nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu. Vậy phương pháp dạy học tích hợp là gì?
Theo từ điển giáo dục học, dạy học tích hợp là việc liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
Có thể hiểu một cách đơn giản, đó là việc định hướng dạy học cho các em học sinh phát triển năng lực toàn diện, phát triển khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng… ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó, giúp các em rèn luyện các kỹ năng cần thiết và phát triển năng lực giải quyết vấn đề hiệu quả.
Từ định nghĩa trên, có thể phân tích thấy mục tiêu cơ bản của việc áp dụng cách dạy học khoa học này đó là:
– Hình thành và phát triển năng lực toàn diện cho học sinh
– Tạo dựng mối quan hệ giữa các môn học với nhau và áp dụng với kiến thức thực tiễn.
– Cho phép các em học sinh lĩnh hội càng nhiều kiến thức rộng lớn của nhân loại.
– Hạn chế tối đa việc trùng lặp nội dung thuộc các môn học khác nhau.
Mỗi phương pháp dạy học đều có những thế mạnh và hạn chế riêng. Với phương pháp dạy học tích hợp cũng không nằm ngoài quy luật đó.
– Áp dụng linh hoạt với mọi đối tượng học sinh từ tiểu học, THCS, THPT, Đại học, cao đẳng.
– Linh hoạt cho mọi nền tảng kiến thức, trình độ hiểu biết, khả năng tiếp thu…
– Phá bỏ rào cản bất bình đẳng trong quá trình học tập, đảm bảo cho học sinh nắm chắc kiến thức quan trọng.
– Giảm tải chương trình học với ít môn học hơn, nội dung được chọn lọc kỹ lưỡng hơn.
– Rút ngắn quá trình tổng hợp
– Tạo điều kiện cho các em có cơ hội được trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết, phục vụ cho học tập, làm việc trong tương lai cũng như hội nhập quốc tế.
– Gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng thực tế bởi các năng lực chính cần được xác định và phân loại cho từng lớp.
– Việc đánh giá đòi hỏi phải có sự sáng tạo và ý nghĩa.
– Buộc giáo viên phải làm việc vất vả hơn, sáng tạo trong nội dung và phương thức truyền đạt. Bởi với phương pháp này, ngoài việc truyền đạt kiến thức, các giáo viên còn là người chịu trách nhiệm tự tổ chức, kiểm tra, đánh giá và định hướng học tập cho các em học sinh cả trong và ngoài lớp học.
– Giáo viên phải liên tục nhận thức được sự tiến bộ của học sinh, giúp các em đạt được các tiêu chuẩn đầu ra về năng lực.
Với những ưu điểm nổi bật kể trên, việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp đem lại tối đa lợi ích cho cả học sinh, sinh viên và giáo viên. Đây chính là lý do phương pháp dạy học này ngày càng được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong các nền giáo dục hiện đại.
Đáp ứng sở thích, phong cách học tập của học sinh tốt
Đây là một trong những lợi ích tích cực mà phương pháp dạy học này đem lại. Bởi mỗi học sinh, sinh viên đều có những sở thích, mong muốn và phong cách học tập riêng. Việc áp dụng giải pháp dạy học này giúp các em có cơ hội được lựa chọn cách học phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả học tập tốt nhất cho mình mà không làm ảnh hưởng đến các bạn khác.
Khơi nguồn cảm hứng học tập cho các em
Với nội dung bám sát với thực tiễn khách quan kết hợp với các phương pháp trực quan, sinh động, các bài giảng trở nên sinh động, có sức hút với các em học sinh hơn, xóa bỏ cảm giác nhàm chán, buồn ngủ khi áp dụng cách học truyền thống cũ. Từ đó, tạo động lực cho các em thỏa sức sáng tạo, tư duy, giúp các em có hứng thú, tập trung học tập hơn.
Xóa tan tình trạng học vẹt
Với việc tiếp thu và vận dụng ngay những kiến thức học tập để giải quyết những vấn đề của cuộc sống hàng ngày, sẽ hạn chế đáng kể tình trạng học vẹt, học trước quên sau ở các em.
Thấy mình được quan tâm hơn
Nếu với phương pháp học truyền thống cũ, giáo viên thường ưu tiên chọn hướng bài giảng đến đám đông học sinh với ý nghĩ rằng ít nhất sẽ dạy tốt cho phần đông các em trong lớp. Điều này khiến số ít học sinh còn lại cảm thấy bơ vơ, không được kèm cặp và ngày càng không theo kịp tiến độ học tập trên lớp.
Với dạy học tích hợp thì hoàn toàn khác. Nó cho phép giáo viên có nhiều thời gian quan tâm và chỉ bảo sát sao cho từng học sinh trong lớp, giúp các em có sự phát triển năng lực đồng đều, đạt được sự tiến bộ tốt.
Giúp các em trở nên tự tin hơn
Với việc có thời gian để chuẩn bị và luyện tập trước khi đến lớp và ôn lại bài tập sau giờ học, các em học sinh sẽ không còn cảm thấy sợ hãi khi trình bày trước đám đông, giúp các em tự tin hơn, năng động hơn.
Được tiếp cận nguồn tài nguyên học tập dồi dào
Như đã phân tích ở phần trên, việc áp dụng phương pháp dạy học này giúp các em chủ động trong việc tìm kiếm tài liệu, kiến thức trên cơ sở dựa vào yêu cầu của giáo viên và nguyện vọng của chính mình. Đồng thời, giúp các em phát huy được năng lực của chính mình trong việc lĩnh hội kiến thức cũng như vận dụng kiến thức trong thực tiễn.
Khuyến khích tìm tòi, khám phá và phát triển tính tự chủ
Với phương pháp học đặc biệt này, các em không chỉ tìm những thứ mình muốn mà còn được “va chạm” với những kiến thức bất tận khác để tự củng cố, đối chiếu và phát triển kiến thức tốt hơn. Dần dần, các em sẽ không còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên mà trở nên tự tin, độc lập, tự chủ hơn.
Vận dụng phương pháp dạy và học tích hợp này không chỉ hữu ích cho các em học sinh, sinh viên mà còn đem lại nhiều tiện ích dành cho giáo viên như:
– Giúp giáo viên các bộ môn có liên quan có nhiều điều kiện thuận lợi, chủ động tương tác, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình giảng dạy nhằm mục đích đem lại hiệu quả dạy học tốt nhất.
– Với những giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, vững về nghiệp vụ và am hiểu kiến thức sâu rộng, phương pháp dạy học liên môn này giúp các cô dễ dàng tổng hợp và tinh giản kiến thức thành những ý chính, vấn đề, nội dung quan trọng, giúp dễ hình dung, dễ hiểu và không bị trùng lặp.
– Phương pháp dạy học khoa học này còn giúp tăng cường tính tương tác xã hội trong giờ học giữa thầy và trò. Giáo viên sẽ có nhiều thời gian để sáng tạo ra những trải nghiệm học tập thú vị cho học sinh khi học sinh đã tự học trước khi đến lớp. Mặt khác, học sinh có thể thỏa mái đặt câu hỏi, trình bày những thắc mắc và được giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ giải đáp kịp thời.
– Giảm áp lực nghề nghiệp, tăng khả năng chuyên môn của giáo viên
– Tạo nên mối quan hệ thầy trò gần gũi, thân thiết và tốt đẹp qua từng trải nghiệm học tập thực tế.
Hiện nay, việc thực hiện phương pháp dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta dựa trên 3 định hướng cơ bản:
– Tích hợp giữa các mảng kiến thức khác nhau, giữa yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn luyện kỹ năng trong cùng một môn học.
– Tích hợp kiến thức của nhiều môn học, khoa học có liên quan mật thiết với nhau
– Tích hợp một số chủ đề quan trọng vào nội dung chương trình nhiều môn học như các chủ đề về chủ quyền biên giới quốc gia, bình đẳng giới, giáo dục giới tính, bảo vệ môi trường…
Với việc chú trọng phát triển năng lực của người học, để thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học này, vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng. Bởi vậy, các giáo viên cần phải chuẩn bị:
– Xây dựng nội dung, ý chính để giảng dạy
– Nắm bắt năng lực, trình độ của học sinh trong từng nội dung để thực hiện nâng cao kiến thức.
– Tổ chức, định hướng, biên soạn các câu hỏi, bài tập tích hợp để đánh giá trình độ của học sinh.
– Soạn giáo án, thiết kế bài giảng khoa học, sáng tạo, linh hoạt thành các hoạt động trải nghiệm thú vị, hấp dẫn cho học sinh.
– Tổ chức dạy học và dự giờ nhiều hơn để phân tích, rút kinh nghiệm.
Trên đây là tất tần tật thông tin về phương pháp dạy học tích hợp. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc áp dụng thành công và đem lại hiệu quả tốt nhất!
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm