slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Tăng Động Có Ảnh Hưởng Gì Đến Ngôn Ngữ? Mẹ Đã Biết?

Tăng động có ảnh hưởng gì đến ngôn ngữ hay không? Câu trả lời là CÓ! Những hành vi hiếu động thái quá khiến khả năng chú ý, tập trung bị suy giảm đã góp phần gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trong đó có biểu hiện rối loạn ngôn ngữ, cản trở giao tiếp và hạn chế các mối quan hệ xã hội của con. 

I. Tăng động có ảnh hưởng gì đến ngôn ngữ – Tìm hiểu chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tăng động

Như đã nói ở trên, trẻ tăng động gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và tạo tương tác, mối quan hệ xã hội.  Bố mẹ cần tìm hiểu kỹ về biểu hiện này để có những phương pháp điều chỉnh và khắc phục hợp lý nhất.

Tăng động có ảnh hưởng gì đến ngôn ngữ

1, Phân loại rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tăng động

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tăng động thường được chia làm 2 loại:

– Rối loạn âm ngữ, phát âm: Trẻ tăng động gặp khó khăn trong việc phát âm như phát âm không tròn vành rõ chữ, phát âm sai, khó phát âm những âm khó như tr/ch, l/n, r/s,… hoặc các dấu câu. Điều này khiến con khó lòng diễn đạt những điều mình đang suy nghĩ. Việc sắp xếp thành câu hợp lý để nói cũng gây khó khăn, thường đối tượng trẻ gặp rối loạn âm ngữ sẽ không thể nói được câu dài, hoặc câu có nghĩa, người lớn thường dựa vào phát âm của trẻ để phán đoán ý nghĩa. 

Rối loạn khả năng tiếp nhận ngôn ngữ: Thể hiện rõ ràng bằng việc trẻ không đáp lại hội thoại, hoặc đáp trả hội thoại “lạc quẻ” do không hiểu được ý hoặc hiểu sai ý nói của người xung quanh. Trẻ cũng không thể hiểu được những câu nói ý đơn giản, nên thường ít phản ứng lại, thiếu kết nối với mọi người trong giao tiếp. Ở độ tuổi đi học, trẻ tăng động gặp rối loạn khả năng tiếp nhận ngôn ngữ sẽ khó khăn trong đọc viết, chính tả,…

2, Nguyên nhân trẻ tăng động rối loạn ngôn ngữ

Sau khi đã hiểu sâu vấn đề tăng động có ảnh hưởng gì đến ngôn ngữ hay không? Chúng ta tiếp tục “truy vết” các nguyên nhân trẻ tăng động rối loạn ngôn ngữ nhé!

– Do tổn thương não bộ: Không những ở trẻ tăng động, mà các đối tượng trẻ khác gặp phải vấn để về ngôn ngữ cũng có thể do những tổn thương ở não bộ. Ví dụ như: va đập, chấn thương sọ não, khiếm khuyết chất dẫn truyền thần kinh,… khiến cho tư duy ngôn ngữ kém, hoặc khả năng phát triển tư duy ngôn ngữ bị đình trệ, dẫn đến khó khăn trong giao tiếp

– Do gặp vấn đề ở các cơ quan phát âm: Suy giảm thính lực, dây thắng lưỡi dài, vòm họng có tật,.. cũng là tác nhân gây ảnh hưởng đến khả năng nói, do đó con khó khăn nghe và phát âm

II. Giải pháp nào cho trẻ tăng động bị rối loạn ngôn ngữ?

Bên cạnh những biện pháp rèn luyện sự tập trung, ngôn ngữ cũng cần được đào tạo và cải thiện với đối tượng trẻ tăng động. Sự can thiệp sớm sẽ giúp con bớt ” dấn thân” vào những sai lầm về giao tiếp. Nói về phương pháp dạy trẻ tăng động rối loạn ngôn ngữ, các chuyên gia trị liệu khuyên bố mẹ nên kết hợp cho con tham gia 1 – 2 buổi trị liệu/ tuần lại trung tâm chuyên biệt và tự dạy con tại nhà bằng các trò chơi phù hợp, nhằm xóa đi áp lực điều trị, kích thích ngôn ngữ cho trẻ một cách tự nhiên nhất.

Giải pháp nào cho trẻ tăng động bị rối loạn ngôn ngữ

Một vài cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ  mà các chuyên gia gợi ý, bố mẹ có thể tự rèn luyện cho con tại nhà như:

1, Trò chuyện

Được xem là giải pháp tốt nhất khắc phục tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tăng động. Trò chuyện có thể thể hiện qua các trạng thái như:

– Tâm sự

– Ca hát

– Đọc sách/ kể chuyện

Bố mẹ đừng ngần ngại chia sẻ cho con về những câu chuyện thường ngày của mình, sau mỗi ngày dài làm việc. Và cũng đừng quên hỏi han, lắng nghe một ngày của con đã trải qua những việc gì? Diễn dải bằng lời nói các hành động bạn đang làm, cũng giúp con có thêm vốn từ vựng, và học hỏi tư duy sắp xếp ngôn từ phù hợp. 

Nếu con thích hát hay nghe kể chuyện, cũng dạy con kể chuyện hay hát nhắc lại từng câu ngắn, việc này vừa tăng khả năng tập trung, ghi nhớ lại giúp con mở rộng vốn từ cho mình

2, Khuyến khích con trả lời những câu hỏi

– Bất kỳ đứa trẻ nào cũng thích được khám phá, trẻ tăng động cũng vậy, hãy “tận dụng” sự hiếu kỳ của con vào các trò chơi giải đố, đố vui và tặng thưởng nếu con trả lời đúng. Những câu đố vui và sự treo thưởng hấp dẫn sẽ kích thích tính hiếu kỳ và sự tư duy. Lúc này, trẻ tăng động sẽ vận dụng hết những kiến thức mình biết, và tạo “áp lực” cho tư duy ngôn ngữ, làm sao để nói ra đúng đáp án mình đang nghĩ trong đầu

3, Tích cực chơi cùng trẻ

– Tham gia chơi cùng con không những giúp kiểm soát những hành vi thái quá của trẻ, mà còn hướng dẫn trẻ chơi đúng nhất. Bố mẹ nên chọn các trò chơi liên quan đến từ vựng để cùng con chơi như: nối từ, nhìn hình đoán vật, chỉ vào đồ vật – đoán tên

4, Tham gia hoạt động ngoại khóa

– Các hoạt động ngoại khóa không những đem lại sức khỏe và năng lượng phóng khoáng, các hoạt động này còn là cơ hội học hỏi, mở rộng giao tiếp với các bạn bè, thầy cô khác. Giúp con tự tin “vận hành” khả năng nói của mình

5, Xin sự trợ giúp của thầy cô

– Sự quan tâm, trợ giúp của thầy cô rất quan trọng trong quá trình cải thiện ngôn ngữ cho trẻ tăng động. Bằng việc khuyến khích con tham gia phát biểu xây dựng bài, hát, kể chuyện trước lớp sẽ tạo mục tiêu phấn đấu trong học tập, và cải thiện khả năng diễn đạt của con một cách đáng kể. Bên cạnh đó, các trò chơi giáo dục sẽ làm giảm tính “trị liệu”, giúp con tiếp nhận ngôn ngữ tự nhiên

Đăng Minh vừa giải đáp tăng động có ảnh hưởng gì đến ngôn ngữ hay không và giới thiệu các phương pháp cải thiện ngôn ngữ cho trẻ tăng động, hy vọng sẽ giúp ích cho bố mẹ. Chúc bố mẹ và các con luôn mạnh khỏe. 

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988