slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Việt Bắc Của Học Sinh Giỏi lớp 12

Đề bài : Em hãy lập dàn ý và phân tích bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu và ý nghĩa của thơ ca trong kháng chiến.

Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Việt Bắc Của Học Sinh Giỏi lớp 12

I. Dàn Ý Phân Tích Việt Bắc

1, Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu và đặc điểm sáng tác của ông

– Giới thiệu khái quát về bài thơ Việt Bắc

2,  Thân bài

a, Kết cấu bài thơ

– Sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình”“ta”

– Kết cấu đối đáp vốn quen thuộc trong ca dao, dân ca

=> Cuộc chia tay giữa nhân dân với trung ương Đảng, Chính phủ như cuộc chia tay của một đôi trai gái, đầy bịn rịn, lưu luyến, nhớ thương.

b, Lời đối đáp thứ nhất (tám câu đầu)

– Lời của người ở lại: phép điệp cấu trúc “mình về mình có nhớ…” dưới hình thức một câu hỏi, gợi nhắc lại những kỉ niệm sâu sắc trong quãng thời gian “mười lăm năm ấy”

– Lời của người ra đi: thể hiện niềm nhớ thương với hàng loạt từ thể hiện cảm xúc “bâng khuâng”,”bồn chồn”, “cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”,…

=> Khung cảnh bịn rịn, đầy luyến lưu.

c, Lời đối đáp hai (còn lại)

* Lời của người ở lại:

– Điệp từ “có nhớ”

– Gợi nhắc lại một cách chi tiết, cụ thể những kỉ niệm son sắt trong quãng thời gian mười lăm năm.

* Lời của người ra đi:

   Lời đáp của người ra đi như một lời thế son sắt thủy chung – lời thề về một nỗi nhớ khôn nguôi, da diết:

– Nhớ thiên nhiên:

+ “trăng lên đầu núi”: ánh trăng thanh bình giữa núi ngàn bao la, mênh mông.

+ “nắng chiều lưng nương” – ánh nắng chan hóa, ấm áp mỗi buổi chiều.

+ những bản làng chìm trong màn sương trông thật huyền ảo với những ảnh lửa bập bùng trong đêm tối và cả những rừng nứa, bờ tre, suối Lê.

+ Bức tranh tứ bình:

       Mùa đông: “rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” – sự kết hợp màu sắc hài hòa.hài hòa

       Mùa xuân: “ngày xuân mơ nở trắng rừng” – sắc trắng của hoa mơ như bung tỏa khắp mọi không gian của núi rừng .

       Mùa hè: “ve kêu rừng phách đổ vàng”

       Mùa thu với ánh trăng hòa bình

– Nhớ con người Việt Bắc:

+ người mẹ kháng chiến vất vả, lam lũ, cơ cực nhưng cần cù chịu khó

+ thật thủy chung, tình nghĩa, họ luôn đồng cam cộng khổ với nhau, chia ngọt sẻ bùi, lạc quan, yêu đời để cùng nhau vượt qua những năm tháng khó khăn, gian nan của cuộc kháng chiến

+ Những con người cần cù, luôn hiện lên trong tư thế lao động, làm chủ thiên nhiên, quê hương, đất nước: “người đan nón chuốt từng sợi giang”,“cô em gái hái măng một mình”,“tiếng hát ân tình thủy chung”

– Nhớ Việt Bắc hào hùng trong kháng chiến:

+ Giọng thơ: mạnh, nhanh, dồn dập,…

+ Hình ảnh thơ gợi nên khí thế của cuộc kháng chiến: quân đi điệp điệp trùng trùng, dân công đỏ đuốc từng đoàn, đèn pha bật sáng,…

+ Những chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

– Khẳng định vai trò, vị trí của Việt Bắc trong kháng chiến và lwoif thề thủy chung, son sắt:

+ Việt Bắc trước hết là quê hương cách mạng, là đầu não, là cái nôi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

+ Việt Bắc còn là nơi khích lệ, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, nơi tiếp thêm cho quân và dân ta niềm tin, niềm hi vọng về ngày chiến thắng.

+ Lời thề thủy chung son sắt.

3, Kết bài

Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc.

II. Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Việt Bắc

Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Việt Bắc

Mở bài

     Là một trong số những gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến, với tư cách là một nhà thơ – chiến sĩ, Tố Hữu đã góp vào nền văn học cách mạng nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung nhiều tác phẩm có giá trị với một phong cách nghệ thuật rất riêng. Và có thể nói, “Việt Bắc” là một trong số những sáng tác tiêu biểu của ông. Bài thơ được sáng tác vào tháng 10 năm 1954, nhân sự kiện trung ương Đảng và Chính phủ cùng những người cách mạng từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi.

Thân bài

     “Việt Bắc” với việc sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình” – “ta” cùng kết cấu đối đáp vốn quen thuộc trong ca dao, dân ca giúp người đọc hình dung ra cuộc chia tay giữa nhân dân với trung ương Đảng, Chính phủ như cuộc chia tay của một đôi trai gái, đầy bịn rịn, lưu luyến, nhớ thương và qua đó làm cho nỗi niềm cảm xúc của nhân vật trữ tình được dài bày một cách đầy đủ, vẹn tròn và sâu sắc nhất. Có thể nói, bài thơ được chia làm hai lời đối đáp giữa kẻ ở và người đi.

     Tám câu thơ đầu bài thơ là lời đối đáp thứ nhất của người ra đi và người ở lại. Để rồi, qua lời đối đáp ấy người đọc có thể hình dung thấy khung cảnh chia tay lưu luyến, nói chẳng nên lời giữa nhân dân Việt Bắc với những người cán bộ:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn cây nhớ nguồn.

     Với việc sử dụng phép điệp cấu trúc “mình về mình có nhớ…” dưới hình thức một câu hỏi, qua đó người ở lại gợi nhắc lại những kỉ niệm sâu sắc trong  thời gian “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” – mười lăm năm nghĩa tình, mười lăm năm gắn bó thủy, mười lăm năm đồng cam cộng khổ mà người dân Việt Bắc và những người cán bộ đã sát cánh bên nhau. Và trước những lời ướm hỏi đầy chân tình ấy của nhân dân, của người ở lại, người ra đi đã không thể che dấu nỗi lòng mình. Để rồi, có lẽ, sẽ chẳng ai có thể nào quên được khung cảnh những người “áo chàm” tiễn cán bộ về xuôi, tay trong tay nói chẳng nói chẳng nên lời giữa kẻ ở người đi. Khung cảnh bịn rịn ấy được thể hiện rõ nét qua hàng loạt các từ thể hiện cảm xúc của người ra đi “bâng khuâng”,”bồn chồn”, “cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”,…

     Nếu như tám câu thơ đầu bài thơ là lời đối đáp thứ nhất của người ra đi và người ở lại thì phần còn lại của bài thơ chính là lời đối đáp thứ hai. Mở đầu lời đối đáp thứ hai là lời của người ở lại với mười hai câu thơ. Dường như, trong nỗi niềm của người ở lại, câu hỏi “có nhớ” luôn là nỗi quan tâm duy nhất, luôn thường trực trong họ và xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Và nếu như ở lời đối đáp thú nhất, lời hỏi “có nhớ” của người ở lại chỉ là lời ướm hỏi thì đây, người ở lại đã gợi nhắc lại một cách chi tiết, cụ thể những kỉ niệm son sắt trong quãng thời gian mười lăm năm. Đó là những kỉ niệm dẫu khó khăn, gian nan nhưng tràn đầy ân nghĩa và tấm lòng lạc quan, niềm tin yêu giữa cán bộ và nhân dân. Đặc biệt, ở đây, điệp từ “có nhớ” lại thêm một lần nữa được điệp lại nhiều lần như khắc sâu vào trái tim, vào nỗi lòng của cả người ra đi và người ở lại.

     Và rồi, trước lời của người ở lại, người ra đi đã khẳng định một cách chắc chắn về nỗi nhớ con người, cảnh vật nơi đây, lời đáp của người ra đi như một lời thế thủy chung son sắt – lời thề về một nỗi nhớ khôn nguôi, da diết:

Ta với mình mình với ta

Tình ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu.

     Và rồi, trong lời đáp của mình, người ra đi đã vẽ lại một cách chân thực và sâu sắc từng kỉ niệm, từng ấn tượng của mình của thiên nhiên, về con người và về những năm tháng gian khổ mà hào hùng, những ân tình giữa người ra đi và người ở lại. Trước hết, đó là nỗi nhớ về thiên nhiên Việt Bắc. Trong cảm nhận của người ra đi, thiên nhiên Việt Bắc hiện lên thật vẹn tròn, mang đầy đủ những đặc trưng rất riêng của núi rừng Việt Bắc – một bức tranh thiên nhiên mờ ảo, hư thực, gần gũi và thân quen. Đó là ánh trăng thanh bình giữa núi ngàn bao la, mênh mông với hình ảnh đậm chất thơ “trăng lên đầu núi”. Đó là “nắng chiều lưng nương” – ánh nắng chan hòa, ấm áp mỗi buổi chiều. Đó là những bản làng chìm trong màn sương trông thật huyền ảo với những ảnh lửa bập bùng trong đêm tối và cả những rừng nứa, bờ tre, suối Lê – những hình ảnh rất riêng, là điệu hồn riêng củ núi rừng Tây Bắc.

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

     Không dừng lại ở đó, bức tranh thiên nhiên Việt Bắc trong nỗi nhớ của người ra đi đó còn là bức tranh tứ bình, để rồi trong đó, người đọc cảm nhận được sự chuyển mình của thiên nhiên, của cảnh vật Việt Bắc ở mỗi mùa trong năm. Mùa đông, thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với vẻ hài hào giữa nền xanh của rừng cây bạt ngàn chính là sắc đỏ của những bông hoa chuối rừng – “rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” – sự kết hợp hài hòa ấy tạo cho bức tranh mùa xuân nơi đây thêm thật đẹp, thật ấm áp và ánh lên sức sống. Xuân qua, đông tới, thiên nhiên Việt Bắc khoác lên mình sắc trắng của hoa mơ – loài hoa đặc trưng, báo hiệu xuân về trên mảnh đất Việt Bắc. Sắc trắng của hoa mơ như bung tỏa khắp mọi không gian của núi rừng – “ngày xuân mơ nở trắng rừng”. Và để rồi, hè về, thiên nhiên nơi đây lại nhanh chóng, đột ngột chuyển mình. Dường như, tiếng “ve kêu” đã làm cho “rừng phách đổ vàng”, rừng phách đã chuyển mình, đã bừng tỉnh để đón hè vè. Đặc biệt, trong bức tranh ấy, hình ảnh mùa thu với ánh trăng hóa bình gợi nên trong chúng ta thật nhiều nỗi niềm, thật nhiều ấn tượng.

     Nhớ về Việt Bắc, người ra đi không chỉ nhớ về vẻ đẹp rất riêng của thiên nhiên và còn nhớ cả về những con người ân nghĩa nơi mảnh đất này. Đó là hình ảnh những người mẹ kháng chiến vất vả, lam lũ, cơ cực nhưng cần cù chịu khó:

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.

     Vất vả, lam lũ là thế nhưng những con người nơi đây vẫn sống với nhau thật thủy chung, tình nghĩa, họ luôn đồng cam cộng khổ với nhau, chia ngọt sẻ bùi, lạc quan, yêu đời để cùng nhau vượt qua những năm tháng khó khăn, gian nan của cuộc kháng chiến.

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

(…)

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang nùi đèo

     Đồng thời, hình ảnh con người Việt Bắc mỗi mùa một công việc khác nhau nhưng luôn hiện lên trong tư thế lao động, tư thế làm chủ quê hương, đất nước. Có lẽ, người đọc sẽ không thể nào quên được hình ảnh tỉ mỉ, cẩn thận  “người đan nón chuốt từng sợi giang”, là hình ảnh “cô em gái hái măng một mình” và đó còn là “tiếng hát ân tình thủy chung” gợi nên trong lòng người ra đi bao nhiêu nghĩ suy, bao nhiêu ân nghĩa. Như vậy, trong nỗi nhớ của người ra đi, hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc hiện lên thật đẹp.

     Đặc biệt, nhớ về Việt Bắc, người ra đi còn nhớ về một Việt Bắc hào hùng trong kháng chiến. Với giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ, nhanh, dồn dập đã góp phần diễn tả sự hào hùng của Việt Bắc trong những năm tháng kháng chiến. Đồng thời, việc lựa chọn sử dụng các hình ảnh cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Nhớ về Việt Bắc trong kháng chiến là nhớ tới một không gian “những đường Việt Bắc của ta” – một không gian rộng lớn, bao la, mênh mông, một bối cảnh rộng. Để rồi, trên cái nền không gian rộng lớn, mênh mông ấy, hình ảnh quân và dân ta hiện lên thật đẹp, thật hùng dũng. Khí thế ấy hiện lên thật rõ nét qua hình ảnh những đoàn quân nối tiếp nhau ra trận, đoàn quân này nối tiếp đoàn quân khác tạo nên một đoàn quân dài, cứ thế nối nhau “quân đi điệp điệp trùng trùng”,“dân quân đỏ đuốc từng đoàn” đồng thời, đó còn là hình ảnh “đèn pha bật sáng”. Tất cả, tất cả những hình ảnh ấy quyện hòa vào nhau, bổ sung cho nhau để vẽ nên một Việt Bắc với khí thế dũng mãnh, dồn dập, dường như tất cả cùng nhau ra trận, người người đánh giặc, nhà nhà đánh giặc – hình ảnh một Việt Bắc hào hùng, anh dũng trong những năm tháng chống Pháp. Không chỉ nhớ về khí thế hào hùng của Việt Bắc, người ra đi còn nhớ và tái hiện lại những chiến thắng vang dội, lẫy lừng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp xâm lược.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hào Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp. An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

     Thêm vào đó, trong mười sáu câu thơ cuối của bài thơ, tác giả còn nêu bật lên cho chúng ta thấy vai trò, vị trí to lớn của Việt Bắc trong những năm tháng quân và dân ta chống thực dân Pháp xâm lược. Việt Bắc trước hết là quê hương cách mạng, là đầu não, là cái nôi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời, Việt Bắc còn là nơi khích lệ, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, nơi tiếp thêm cho quân và dân ta niềm tin, niềm hi vọng về ngày chiến thắng, về ngày hòa bình của dân tộc, của Tố quốc.

Ở đâu u ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.

     Để rồi, sau tất cả, hai câu kết thúc bài thơ như một lần nữa cất lên lời thề thủy chung son sắt với nhân dân, với quê hương cách mạng.

Mình về mình lại nhớ ta

Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.

3, Kết bài

     Tóm lại, bài thơ với việc sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình” – “ta” cùng kết cấu đối đáp quen thuộc đã tạo nên một cuộc chia tay đầy nhớ thương giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc. Bài thơ như một khúc tình ca cách mạng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và là khúc ca tình nghĩa giữa những con người trong cuộc kháng chiến gian khổ ấy. Đồng thời, qua đoạn trích cúng giúp chúng ta hiểu hơn về phong cách thơ của Tố Hữu.

 

Cảm ơn các em đã đọc bài viết “Phân tích bài thơ Việt Bắc” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp thêm cho các em nhiều điều thú vị khi tìm hiểu tác phẩm song các em không nên sao chép nó vào các bài viết của mình. Nếu thấy bài viết bổ ích, các em nhớ like và share nhé!

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988