slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Dàn Ý Giải Thích Nhan Đề Sống Chết Mặc Bay

  1. Dàn Ý Giải Thích Nhan Đề “Sống Chết Mặc Bay”
  2. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần giải thích: nhan đề “Sống chết mặc bay”

  1. Thân bài
  2. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Phạm Duy Tốn: chuyên viết những truyện ngắn phản ánh hiện thực.

– Tác phẩm “Sống chết mặc bay”: sáng tác năm 1018, thể hiện niềm thương cảm với đời sống cơ cực của người dân trước sự vô trách nhiệm của bọn cầm quyền mà đứng đầu là tên quan phủ độc ác.

  1. Tóm tắt

– Khúc đê làng X, phủ X bị rỉ nước.

– Trời mưa tầm tã, sức người gắng chống chọi.

– Trong đình, bọn quan lính tụ họp để vui chơi tổ tôm

– Lúc quan ù ván bài cũng là lúc nước dâng ngập trắng.

  1. Giải thích

– Bắt nguồn từ một khẩu ngữ ám chỉ thái độ vô trách nhiệm.

– Bằng nhan đề này, tác giả phê phán những con người vô nhân tính, quên đi trách nhiệm, thậm chí là khi mạng sống của người khác đang bị đe dọa. Cụ thể:

+ Quan ngồi đánh bài, có kẻ hầu người hạ >< Cảnh dân chống lũ.

+ Có người chạy vào thì quan mắng: ““Ðê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày. Có biết không…”.

+ Quan ù to ván bài trong niềm vui sướng >< đê vỡ, dân lênh đênh.

  1. Tác dụng

– Là một nhan đề độc đáo, gây ấn tượng mạnh.

– Lên án kịch liệt những tên xưng là quan phụ mẫu, là cha mẹ của dân mà bỏ mặc mạng sống của dân thời phong kiến.

– Bày tỏ niềm thương xót đối với nhân dân.

  1. Kết bài

Khẳng định giá trị của nhan đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.

  1. Bài Văn Giải Thích Nhan Đề “Sống Chết Mặc Bay”
  2. Mở bài

             Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, dân ta phải sống trong cảnh khổ cực, nheo nhóc, những ước mơ cuộc sống dù nhỏ nhoi nhất cũng là quá xa vời:

“Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp

Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn”

(Chế Lan Viên)

Mọi thứ đổ dồn lên đầu người dân thấp cổ bé họng đã đành, nay đến những tên quan phụ mẫu được coi là cha mẹ của dân cũng ra sức giày xéo con dân của mình. Trong số những ngòi bút dám đưa vấn đề ấy lên trang văn, Phạm Duy Tốn có lẽ là thành công hơn cả với tác phẩm “Sống chết mặc bay” – bông hoa đầu mùa của thể loại này. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của truyện chính là nhan đề. Ngay từ nhan đề, bạn đọc đã thấy ấn tượng mạnh và khao khát được lật dở từng trang truyện để tìm hiểu ý nghĩa nội dung bên trong ấy.  

  1. Thân bài

             Truyện của Phạm Duy Tốn trước nay đều tập trung vào việc phản ánh hiện thực và tác phẩm “Sống chết mặc bay” cũng không nằm ngoài quy luật đó. Ra đời năm 1018, lấy bối cảnh nông thôn Việt Nam thuở đương thời đang trong cơn lũ lụt. Tác phẩm được đăng trên tạp chí Nam Phong số tháng 12 năm 1918. Mở đầu bằng một nhan đề độc đáo, tác phẩm hướng tới độc giả những tầng sâu khác nhau.

             Câu chuyện mở ra lúc gần một giờ đêm, khúc đê làng X, phủ X bị rỉ nước, có nguy cơ vỡ to. Trời mưa tầm tã, sức hàng trăm nghìn người dân ra sức chống chọi. Vậy mà trong đình trên một khúc đê gần đó, bọn quan lính vui vẻ tụ họp chơi tổ tôm. Khi quan lớn ù ván bài cũng là lúc nước dâng ngập trắng mọi nơi “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”.

             Muốn hiểu được ý nghĩa nhan đề này, trước hết ta đi vào tìm hiểu khẩu ngữ khởi nguồn của nó: “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Theo nghĩa đen, cụm từ này chỉ những lão lang băm (thầy lang) chữa bệnh cho mọi người chỉ chăm chăm nhòm ngó túi tiền của người bệnh, mặc cho người bệnh dùng thuốc của mình có sống chết ra sao cũng không quan tâm. Để từ đó nó mở rộng nghĩa ra, chỉ những kẻ vô trách nhiệm, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mình mà bỏ mặc sự sống còn của người khác. Và đến khi tiếp xúc với tác phẩm, ta thấy cụm từ ấy không thể hợp lí hơn để nói về những tên quan lại. Ngoài kia dân chúng lấy sức người chọi sức nước khổ sở bao nhiêu thì trong mái đình cao ráo này, quan sung sướng hưởng lạc bấy nhiêu: ngồi chễm chệ, tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng để cho tên người nhà quỳ ở dưới mà gãi, tên cầm quạt, tên cầm điếu, rồi cơ man nào bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, ống thuốc bạc,… Tất thảy đều gợi lên sự vinh hoa phú quý đến tột đỉnh. Đến khi có người chạy vào báo đê vỡ thì bị quan mắng: “Ðê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày. Có biết không…”. Ấy đấy, những kẻ được giao nhiệm vụ hộ đê lại mặc kệ dân ngoài kia vắt sức ra mà tự bảo vệ làng mình, còn bọn chúng lại coi như được trao thời gian nghỉ dưỡng. Chẳng những thế mà ca dao xưa có câu này:

“Con ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan!”

Nào ai đời làm gì có kẻ cướp thương xót người bị cướp? Và đúng thế thật, dân khổ ra sao, chúng cũng chẳng mảy may bận tâm. Tình huống đẩy lên đến cao trào khi quan sung sướng ù ván bài to thì ngoài kia là bốn bề nước, dân lênh đênh, nhà cửa ruộng vườn chìm hết. Khung cảnh đối lập này làm rõ hơn hệ thống quan lại thối nát đương thời.

             Một nhan đề vô cùng ngắn gọn, súc tích chỉ với bốn từ nhưng lại có sự độc đáo và gây ấn tượng mạnh đến kì lạ. Sở dĩ Phạm Duy Tốn chỉ lấy phần đầu của câu tục ngữ là bởi nó đã hợp với nội dung phát triển của câu chuyện. Qua đó, thái độ thờ ơ ngay ở nhan đề được lên án mãnh liệt. Đây như một lời buông hờ hững của những kẻ cầm quyền vô trách nhiệm. Tình cảnh này ta cũng từng gặp trong “Đồng hào có ma” của Nguyễn Công Hoan khi quan lại bằng thủ đoạn bẩn thỉu ăn chặn những đồng tiền xương máu của nhân dân. Những tên quan phụ mẫu chèn ép, bỏ mặc mạng sống của con dân mình thời ấy đầy nhan nhản. Hiện thực xã hội được phản ánh một cách không thể sâu sắc và chân thực hơn. Nhưng sau tất cả, đằng sau việc đặt nhan đề, cách kể chuyện như đứng ngoài cuộc, không bình tán gì thêm ấy lại là một trái tim đang quặn đau, thương xót hết mực đối với đồng bào. Trách lũ người táng tận lương tâm kia bao nhiêu lại xót xa cho dân mình bấy nhiêu. 

  1. Kết bài

             Như vậy, nhan đề “Sống chết mặc bay” chẳng những làm tròn thiên chức mà một nhan đề cần phải có (nêu khái quát nội dung tác phẩm) mà còn thành công trong việc dẫn dắt độc giả cũng như gia tăng thêm giá trị của truyện. Phạm Duy Tốn bằng tài năng và tâm hồn nhạy cảm của mình, đã để bạn đọc đời sau được chiêm ngưỡng bức tranh ngôn từ chân thực và ám ảnh nhất về một thời quá khứ tăm tối của lịch sử dân tộc.

 

Mời các bạn đọc tài liệu Bài văn giải thích nhan đề “Sống chết mặc bay” hay và nhiều cảm xúc nhất mà trung tâm đã cố gắng biên soạn ra. Cùng với tài liệu này, trung tâm còn dành tặng các bạn nhiều bài văn hữu ích khác để cung cấp nguồn tư liệu phong phú cho quá trình học tập của chúng mình. Hãy cùng chia sẻ cẩm nang học tập này rộng rãi với bạn bè. Chúc các bạn học tập thật tốt môn Ngữ Văn lớp 7!

 

 

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988