Trang chủ » Báo Giáo Dục Thời Đại »
Sinh một đứa con là bạn đã có một kho báu trong tay, đứa con giống như nguồn sống, là sinh mạng, là niềm vui và tương lai của bạn. Mỗi ngày tận mắt chứng kiến con lớn, cảm nhận sự thay đổi của con cũng là một đặc ân mà ông trời đã phú cho bạn và tôi tin chắc rằng ai cũng thấy hạnh phúc vô bờ bến.
Chính vì yêu con, chính vì con là tương lai mà các ông bố, bà mẹ luôn mang những điều tốt nhất tới con, mỗi khi con bị gì đó thì người mẹ, người cha cứ đứng ngồi không yên đặc biệt nếu nó ảnh hưởng tới tương lai của trẻ. Và vòng kiềng chính là một dị tật khá phổ biến ở trẻ và nó rất ảnh hưởng khi bé trưởng thành nhất là các bé gái. Dị tật này sẽ làm bé không có một hình thể đẹp đồng thời làm giảm chiều cao tối đa trẻ có thể đạt được. Phần lớn nguyên nhân gây ra chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ lại xuất phát từ cách chăm sóc không đúng. Và bài viết này sẽ cho bạn thấy rõ biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục dị tật chân vòng kiềng.
Nội dung bài viết
Nếu bạn chưa biết chân vòng kiềng là gì? thì ngay bây giờ tôi sẽ cho bạn biết. Chân vòng kiềng hay còn có tên gọi khác là chân chữ O là tình trạng 2 bên đầu gối không thẳng theo đường cơ thể mà lại đi xa với 2 mắt cá trong lại chạm nhau tạo nên vòng chữ O trong 2 chân.
Chân vòng kiềng là dị tật rất dễ kiểm tra và nhận thấy, cách nhận biết trẻ bị chân vòng kiềng rất đơn giản, bạn chỉ cần cho bé nằm theo tư thế ngửa, chân và người thẳng, đưa 2 mắt cá chân chạm nhau. Sau khi đưa 2 mắt cá chạm nhau bạn tiến hành đo khoảng cách giữa 2 đầu gối. Đối với trẻ có khoảng cách 2 đầu gối nhỏ hơn 10 nghĩa là trẻ đang phát triển bình thường không mắc dị tật, với trẻ khoảng cách trên 10 cm thì rất có thể bé đã bị mắc dị tật chân vòng kiềng. Hãy đưa trẻ tới bệnh viện để có cách khắc phục sớm nhất nhé.
Đa phần các trường hợp chân vòng kiềng đều khá bình thường đặc biệt đối với trẻ sơ sinh khi còn trong bụng mẹ do hạn chế về kích thước nên chân trẻ thường cong ra để tạo chỗ cho cơ thể, chân trẻ sẽ tự thẳng lại mà không cần bất cứ can thiệp nào. Trong trường hợp này việc nắm chỉnh không hề có tác dụng như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Như đã nói ở trên, chân bị cong giai đoạn sơ sinh là điều rất bình thường và sẽ tự động trở lại thẳng sau khi trẻ từ 1 tuổi, có nhiều trường hợp lâu hơn. Nhiều người lại cho rằng chân vòng kiềng là do việc bế nách khi trẻ còn non, đóng bỉm quá sớm cho trẻ ….thực tế đó là những suy nghĩ vô cùng lạc hậu và hoàn toàn không đúng khoa học. Vậy nguyên nhân của chân vòng kiềng là gì?
Nhiều gia đình có 3 tới 4 người bị dị tật chân vòng kiềng vậy theo bạn chân vòng kiềng có di truyền không? và bạn ạ câu trả lời là rất có thể,, nghĩa là nếu bố hoặc mẹ bị vòng kiềng con sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc dị tật này. Thế nhưng, một tin không nay là yếu tố di truyền này không thể can thiệp và chữa trị chỉ có thể đợi tới khi trẻ lớn nếu muốn trẻ sẽ được can thiệp bằng các biện pháp vật lý trị liệu chân vòng kiềng.
Khoa học đã chứng minh tình trạng còi xương và thiếu vitamin D ở nhiều trẻ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng chân cong. Khi bị còi xương nghĩa là canxi trong xương không đủ cho sự phát triển bình thường của trẻ nó khiến xương không hoặc phát triển chậm gây ra hiện tượng cong xương….
Đa phần không có ông bố, bà mẹ nào lại cho rằng tình trạng thừa cân, béo phì chính là nguyên nhân gây ra dị tật chân chữ O. Thế nhưng, việc cân nặng bị thừa nhất là ở giai đoạn 7 tới 9 tháng khiến khối lượng lên đôi chân lớn làm trẻ có nguy cơ cao với dị tật chân cong. Hơn thế việc cho trẻ tập đi quá sớm cũng làm hiện tượng này xảy ra với nhiều trẻ. Đây chính là cách chăm sóc trẻ không đúng của nhiều gia đình ngay cả các gia đình hiện đại.
Sau tất cả thì nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị chân vòng kiềng là cách chăm sóc và thói quen không đúng của nhiều người, việc địu trẻ trên lưng thường xuyên hay cho trẻ cỡi ngựa từ sớm cũng là những nguyên nhân gây ra dị tật chân vòng kiềng.
Ấy vậy mà rất nhiều người lại cho rằng chân vòng kiềng là do việc bế nách từ khi trẻ còn quá bé hay việc đóng bỉm khi trẻ chưa được 1 tháng sẽ khiến chân trẻ bị cong. Đó hoàn toàn là suy nghĩ sai lầm, lạc hậu của một bộ phận người, và suy nghĩ đó không phải chiếm số ít mà rất đông đặc biệt ở những người lớn tuổi. Họ không đồng ý đôi khi không cho phép sử dụng bỉm với trẻ sơ sinh.
Rất nhiều người lại thấy khi bé mới biết đi chân không thẳng và cho đó là bé đã bị chân vòng kiềng. Thực tế giai đoạn biết đi và mới biết đi chân của trẻ vẫn cong nhưng đây la hiện tượng cong tự nhiên và không hề ảnh hưởng, chân trẻ sẽ tự thẳng sau một vài tuổi mà không cần bất cứ biện pháp trị liệu hay can thiệp nào.
Tuy không phải là căn bệnh thế nhưng chân cong lại để lại hậu quả khá nặng đối với tâm lý của trẻ khi trưởng thành. Chân cong khiến trẻ không thể có một cơ thể, một thân hình đẹp, đôi chân cong không phải là đích đến của con người mà là một đôi chân thẳng thắn, điều này khiến trẻ tự tin về ngoại hình, mặc cảm với các bạn bè. Rất nhiều trẻ mắc chân vòng kiềng còn bị bạn bè chế giễu….
Không dừng lại ở đó, chân cong còn làm cho chiều cao của trẻ không thể đạt mốc tối đa, nó hạn chế chiều cao và khả năng phát triển của trẻ.
Chính việc chân chữ O không phải là một bệnh lý nguy hiểm mà các ông bố, bà mẹ không cần quá lo lắng khi phát hiện chân con bị vòng kiềng, điều bạn cần làm không phải là sử dụng các loại thuốc hay các biện pháp tùy tiện mà hãy đưa trẻ đi thăm khám tại các bệnh viện để tìm ra nguyên nhân. Tìm ra nguyên nhân mới có thể có phương pháp và chân vòng kiềng có cần can thiệp hay không.
Tuy không phải là vấn đề nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe nhưng chân vòng kiềng lạ để lại sự mặc cảm, tự ti ở trẻ khi lớn vậy nên hãy chủ động giúp cho tình trạng này hạn chế hoặc không xảy ra đối với đứa con yêu quý của mình bằng các cách dưới đây.
Chữa chân vòng kiềng không phải chuyện dễ dàng và nhanh chóng vậy nên bạn cần làm các cách để hạn chế dị tật này. Phương pháp hiệu quả nhất là cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ đã được chứng minh có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, tăng và hoàn thiện sức đề kháng. Sữa mẹ là nguồn bổ sung vitamin D hạn chế còi xương mà bạn biết đấy còi xương là nguyên nhân gây ra chân vòng kiềng. Sau 6 tháng cần có chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cung cấp canxi cho trẻ.
Trong ánh nắng nhẹ có chứa các chất giúp trẻ sản sinh và tổng hợp vitamin D cần thiết. Việc tắm nắng khiến cho trẻ có đây đủ vitamin D vì vậy sẽ hạn chế các bệnh về xương trong đó còi xương là 1 bệnh lý gây chân chữ O ở nhiều trẻ. Hãy dành nhiều thời gian cho trẻ tắm nắng ở các khung giờ khi ánh nắng còn chưa gay gắt và chứa các tia cực tím rất có hại cho trẻ nhỏ.
Trẻ biết đi là mong mỏi của các bậc phụ huynh thế nhưng không phải vì vậy mà bắt trẻ tập đi từ sớm hoặc cho trẻ sử dụng các loại xe tập đi. Việc tập đi quá sớm khiến đôi chân trẻ chưa đủ sức chống đỡ cơ thể gây ra lực ép lên chân khiến xương chân sẽ phát triển không bình thường gây các biến dạng và vòng kiềng là 1 biến dạng điển hình.
Thời gian thích hợp cho trẻ tập đi và ngồi xe tập đi là ngoài 9 tháng và tùy theo thể trạng của từng trẻ, nếu trẻ có thể trạng yếu thời gian này cần lâu hơn. Khi cho trẻ tập đi nên để gối, chăn xung quanh trẻ để nếu ngã sẽ không ảnh hưởng tới khớp gối hay xương sống. Với các trường hợp bế nách bạn yên tâm bởi nó không phải là nguyên nhân gây ra chân vòng kiềng.
Việc thiếu vitamin D sẽ gây ra các hậu qua rất nặng nề tới sự phát triển xương và cả cơ thể, thiếu vitamin D sẽ làm giảm việc hấp thụ canxi, Bởi vậy cần bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ. Bạn có thể nhận biết các biểu hiện khi thiếu canxi như trẻ hay quấy khóc đêm, ra mồ hôi nhiều ngay cả khi trời lạnh ….
Để Giúp trẻ tránh được tình trạng chân vòng kiềng điều quan trọng nhất là bạn cần nắm chắc các kiến thức liên quan tới dị tật này, từ nguyên nhân, biểu hiện …từ đó mới có cách phòng chống hiệu quả. Tìm hiểu các mốc biến đổi sinh lý và các biện pháp đúng để không sử dụng các biện pháp sai gây ảnh hưởng không tốt tới trẻ.
Việc kiểm soát cân nặng của trẻ thông qua dinh dưỡng giúp trẻ không bị béo phì ở giai đoạn sơ sinh – Giai đoạn tập đi nếu trẻ bị thừa cân sẽ rất dễ gây ra chân vòng kiềng. Không chỉ vậy, thừa cân còn gây ra các huậ quả tới sự phát triển của cơ thể trẻ khiến trẻ dễ mắc các bệnh tiểu đường, ,,,,Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn nhanh cũng là biện pháp hữu hiệu.
Nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng và nhanh chóng tìm chữa chân vòng kiềng cho bé ở đâu. Khi mà chưa đưa trẻ tới bệnh viện để khám chuẩn đoán. Vậy thì chữa chân vòng kiềng như thế nào?
Phương pháp được đưa ra đối với những trẻ bị vòng kiềng bẩm sinh là phẫu thuật nẹp cố định chân hoặc sắp lại xương. Thế nhưng, không phải việc can thiệp càng sớm thì sẽ càng có hiệu quả cao mà bắt buộc trẻ tới 5 tuổi mới có thể thực hiện các biện pháp can thiệp từ bên ngoài.
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm