slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Trẻ Bị Chậm Phát Triển Trí Tuệ Có Chữa Được Không?

Trẻ chị chậm phát triển trí tuệ có chữa được không? Xin trả lời là: “ Không”. Phụ huynh cần biết: Đây là một hội chứng chậm phát triển ở trẻ, không phải là bệnh, bởi vậy không thể chữa khỏi 100%. Tuy nhiên, hội chứng có thể được cải thiện tốt nếu được can thiệp sớm một cách tích cực.

 

  1. Làm thế nào để can thiệp được sớm?

 

Can thiệp sớm sẽ nâng cao hiệu quả đưa con tái hòa nhập, khả năng giao tiếp và phát triển thể chất, trí não được cải thiện rõ rệt. Nhưng làm thế nào để con sớm can thiệp chuyên biệt, không phải bố mẹ nào cũng rõ.

 

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không? Và làm thế nào để chữa? Đó là dựa vào những dấu hiệu. Có thể đây là điều không mấy dễ dàng, nhưng bố mẹ cũng cần quan sát, theo dõi con tỉ mỉ hơn.

 

  1. Con “bỏ xa” các mốc phát triển 

 

Chúng ta biết rằng, mỗi đứa trẻ có một cách thức và tốc độ phát triển khác nhau. Bởi vậy, ở  giai đoạn 3 năm đầu đời, có thể bố mẹ sẽ khó phát hiện những dấu hiệu đặc trưng của trẻ chậm phát triển trí tuệ, nên chúng ta cần dành sự quan tâm đặc biệt cho các con ở mốc phát triển này

 

Thông thường, trẻ bắt đầu bập bẹ, ê a từ tháng thứ 8, một số em bé có thể có biểu hiện tập nói chậm hơn là bình thường. Nhưng bước qua 12 tháng tuổi, con vẫn chưa thể ê a, kém tương tác về ánh mắt, ngôn ngữ bố mẹ cần cẩn trọng.

 

  1. Kém linh hoạt, chậm vận động

 

Kém linh hoạt, chậm vận động: Quá trình vận động của con diễn ra một cách chậm chạp, ngắt đoạn. Ví dụ con chậm bò, chậm đứng, chậm đi, ở độ tuổi đã biết đi cứng cáp nhưng đi còn liêu xiêu, chậm, khó xác định được điểm an toàn để đặt chân,….

 

Trẻ chậm phát triển còn được thể hiện ở việc các ngón tay, chân của con kém linh hoạt. Khả năng cầm nắm kém, con đôi khi mất nhận thức rằng mình đang cầm một món đồ gì đó, và để rơi mất lúc nào không hay.

 

Ở ánh mắt, đôi mắt cũng kém phần tinh anh, lờ đờ có vẻ mệt mỏi.

 

  1. Khó khăn trong việc ghi nhớ

 

Trẻ thường gặp khiếm khuyết về não bộ, hay thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh nên khó khăn trong việc ghi nhớ. Khả năng tiếp thu và tập trung kém cũng là một bất lợi dẫn đến trí nhớ trẻ khá ngắn hạn.

 

Những ví dụ tiêu biểu như: Con vừa nghe kể chuyện xong đã quên nội dung, con không nhớ được tên người thân, địa chỉ nhà hay số điện thoại cho dù bố mẹ đã dạy nhiều lần, con không nhớ cách sử dụng những món đồ chơi cơ bản….

 

  1. Hành vi dễ kích động

 

Cảm xúc và hành vi của con bị rối loạn nên trẻ chậm phát triển thường dễ kích động và giận dữ. Ở trẻ tiểu học, điều này càng dễ dàng nhận thấy bởi bản tính bồng bột, nóng vội và thiếu kiên nhẫn bởi những việc không đáng.

 

  1. Không có kỹ năng những chuyện cá nhân

Khả năng nhận thức đi kèm sự kém phát triển tri giác ảnh hưởng nhiều đến khả năng làm việc của con, trong đó không thể không nhắc tới chuyện cá nhân của trẻ.

 

Trẻ ngoài 3 tuổi có thể được bố mẹ rèn luyện và bắt đầu có thói quen tự làm một số việc cá nhân như: tự đánh răng, rửa tay, tự đi giày, tháo giày dép, con có thể làm theo một vài việc mà bố mẹ “sai vặt” theo chỉ dẫn. Tuy nhiên, với trẻ chậm phát triển trí tuệ, những điều này là rất khó khăn. Nhất là khi con gặp vấn đề trong việc tiếp nhận thông tin và tư duy, định hướng bản thân phải làm gì

 

  1. Các phương pháp can thiệp trẻ chậm phát triển

 

Sau khi được giải đáp vấn đề trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không, chúng ta cùng tham khảo thêm các phương pháp trị liệu hiệu quả với đối tượng trẻ đặc biệt này nhé!

 

  1. Trị liệu

 

Trị liệu vật lý: Phương pháp trị liệu vật lý sẽ tác động lên khác khiếm khuyến về vận động của con. Các vấn đề khó khăn trong di chuyển, hoạt động, cử chỉ sẽ được giải quyết và cải thiện rõ rệt bằng phương pháp này.

 

Sau trị liệu, con có khả năng cầm nắm, vươn với , phối kết hợp các chức năng thôi như ngồi, đứng, đi bộ, chạy, nhảy… một cách nhịp nhàng hơn. Giúp con cảm nhận được sự phóng khoáng, thoải mái của cơ thể

 

Điều chỉnh hành vi: Những hành vi tiêu cực vốn có ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, cũng như hình thành tính cách và quan hệ của con với mọi người. Mục đích là nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ chậm phát triển.  Phương pháp điều chỉnh hành vi giúp con cân bằng được cảm xúc, cải thiện giao tiếp và sống chan hòa hơn

 

Trị liệu ngôn ngữ: Luyện âm ngữ, điều chỉnh phát âm và tăng vốn từ vựng giúp con tự tin giao tiếp bằng ngôn ngữ, từ đó kích thích thể hiện tình cảm, thể hiện hiểu biết về thế giới quan. Cải thiện khả năng nói cũng giúp tăng hiệu quả hoạt động cơ miệng linh hoạt, kích thích tư duy trẻ được “hồi sinh”.

 

  1. Giáo dục

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không? “Chữa” bằng giáo dục thì sao?

Một kế hoạch giáo dục bài bản và phù hợp với mức độ chậm phát triển của từng trẻ chính là ” bài thuốc” hữu hiệu nhất.

Cũng đừng quên nói những lời khen, tặng những món quà nhỏ tạo động lực cho con nhé!

 

 

  1. Dinh dưỡng

 

Bố mẹ chớ để tâm quá nhiều vào các phương pháp giáo dục trẻ đặc biệt mà quên đi dinh dưỡng cũng là yếu tố rất quan trọng nhé. Nhóm dưỡng chất sau cực kỳ hữu ích cho trẻ chậm phát triển:

– Muối iốt: các loại cá nước ngọt, rong biển, muối ăn, rau chân vịt, rau cần,..

– Axit folic: củ dền, nước cam, bánh mì, súp lơ, trứng, dưa vàng, măng tây…

– Thực phẩm giàu vitamin A: cà rốt, hạt hướng dương, khoai lang, thịt bò, dầu cá, cà hồi, cá ngừ,….

– Thực phẩm giàu sắt: thịt đỏ, phô mai, sữa, sò điệp, tôm, cá thu

 

Vậy là “Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không” không còn là thắc mắc khiến bố mẹ đau đầu nữa. Việc quan trọng vẫn là phát hiện và can thiệp sớm để giúp con sớm hòa nhập, kiên trì bố mẹ nhé!

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ




Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988