Trang chủ » Báo Giáo Dục Thời Đại »
Lâu nay, ai cũng cho rằng một người mẹ sau khi sinh con sẽ tự bản năng biết cách cho con bú, biết cách chăm sóc con, biết cách ru con ngủ vân vân và vân vân. Nếu như vậy thì chẳng có chuyện những đứa bé phát triển chậm, mắc một số bệnh do mẹ không biết cách cho con bú đúng, không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Vậy như thế nào mới là cho con bú đúng, không bị sặc?
Có thể bạn chưa biết, trong 3 ngày mới sinh, sữa non sẽ được tiết ra, đó là chất lỏng có màu hơi vàng không đặc như sữa và chứa rất nhiều khoáng chất giúp trẻ chống nhiễm trùng trong giai đoạn đầu đời và bổ sung nhiều chất cần thiết cho trẻ sau khi trưởng thành. Những ngày tiếp theo sữa non sẽ chuyển sang trắng hơn và nhiều hơn. Cách cho con bú lúc mới sinh là việc các bà mẹ cần làm để bé có thể đưa vào cơ thể những giọt sữa quý giá này. Hãy tiếp tục cho con ti ngay cả khi bé không có nhu cầu bởi chỉ có như vậy, tuyến sữa mới được kích thích và sữa của bạn mới về nhiều và nhanh được nhé.
Nội dung bài viết
Cách cho con bú hiệu quả, tốt chính là việc con bú được đủ lượng cần thiết với một tư thế đúng tránh làm bé đau hay khó chịu. Tất cả các mẹ phải học phải học chứ không phải là do bản năng. Vậy một quy trình cho bé bú đúng cách bạn phải làm những gì?
Bước 1: Giữ trẻ có một tư thế tốt khi cho bé bú ngồi
Hãy dùng tay để đỡ trẻ để bé hoàn toàn hướng mặt về phía bạn và đảm bảo tay bạn thấy thoải mái, khi thoải mái bạn mới có thể giữ tư thế đó trong thời gian lâu để đợi trẻ bú no. Nâng phần cằm bé chạm vào ngực và mũi không bị chặn bởi ngực của bạn hay quần áo và khăn thấm sữa, đầu hơi ngả về sau để đảm bảo miệng bé đối diện với núm vú như vậy bé sẽ bú được dễ dàng.
Bước 2: Khuyến khích trẻ há miệng
Trong giai đoạn sơ sinh bé đa phần chìm trong những giấc ngủ hoặc khi thức cũng không được tỉnh táo, miệng trẻ chưa có phản xạ há ra. Khi đó mẹ nên khuyến khích trẻ há miệng bằng cách áp cằm và miệng vào ngực và chà xát nhẹ lên cả mũi bằng đầu ti. Theo phản xạ trẻ sẽ há miệng hoặc tập thói quen này từ nhỏ dễ dàng.
Bước 3: Ngậm núm
Sau khi trẻ đã mở rộng miệng mẹ cần hướng núm vú về vòm miệng để bé ngậm núm vú, ngay sau khi ngậm trẻ sẽ tự động mút đầu ti. Bé ngậm núm và phần sẫm màu quanh núm vú bên trong miệng. Tư thế cho bé bú đúng là phần nhũ hoa sẽ lộ ra bên trên miệng trẻ nhiều hơn bên dưới miệng.
Bước 4: Kiểm tra tư thế ngậm núm
Khi trẻ bắt đầu bú bạn nên cảm nhận xem đầu ti có bị đau không? Nếu đau hãy kéo trẻ lại gần thêm chút nữa, nếu còn đau bạn có thể nhẹ nhàng đưa trẻ ra và bắt đầu lại từ đầu. Điều bạn nên nhớ là đừng để trẻ quá xa bơởi như vậy khiến trẻ phải lấy sức kéo núm vú vào miệng, điều này khiến trẻ mất sức và bú không được thoải mái. Nhiều bà mẹ vì sợ mũi trẻ bị một phần bầu ngực che nên có thói quen đưa trẻ ra xa khi ti, nhưng đây là việc làm sai, hãy dùng đầu ngón tay kéo phần bầu ngực xuống mới là đúng nhé.
Trẻ lấy sữa nhờ sự kết hợp động tác mút và tạo lực áp suất ngậm, khi sữa về bạn cũng thấy cảm giác đau nhẹ, ngứa ran, trẻ sẽ mút và nuốt nhịp nhàng hơn. Lúc này, nếu sữa về quá nhiều bạn cần dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp đầu ti mạnh để giảm bớt dòng sữa chảy ra để tránh trẻ không nuốt kịp gây ra sặc hoặc sợ.
Bước 5: Tiếp tục cho trẻ bú
Hãy tiếp tục cho bú ngay cả khi trẻ mút chậm lại, bởi một quy trình diễn ra là khi trẻ mút nhanh rồi chậm dần đều. Đa phần các trẻ có thói quen ngủ trước khi ti no vậy nên bạn có thể thay tã cho trẻ để nhắc trẻ tỉnh và bú tiếp cho no bụng nhé.
Bước 6: Kết thúc quá trình cho bú
Thông thường, khi đã bú no trẻ sẽ tự ngưng bú và nhả ra. Nhưng nhiều trẻ ngủ mà vẫn ngậm núm, muốn ngưng cho trẻ bú, các bà mẹ có thể nhẹ nhàng đưa ngón út vào khóe miệng, nếu bé lập tức mút mạnh hơn nghĩa là bé còn đói còn ngược lại bạn có thể rút ti ra. Cách cho con bú đúng là đợi trẻ bú lo nhé.
Với những trẻ không mút ngay sau khi bạn làm động tác khuyến khích trẻ há miệng, đừng lo, mỗi trẻ có một phản xạ nhất định, nếu chậm cũng không ảnh hưởng đâu bạn nhé. Trẻ sơ sinh có thể mất cả giờ để bú no nhưng khi lớn chúng chỉ mất 10 phút hoặc nhanh hơn đã thỏa mãn cơn khát.
Khi trẻ bị sặc trong lúc bú sẽ khiến sữa trào ngược lên mũi gây viêm mũi, trẻ rất khó chịu và đôi khi là sợ ti. Bị sặc sữa là do cách cho con bú của một số bà mẹ chưa đúng. Để hạn chế việc này bạn cần lưu ý những điểm sau:
1 .Tư thế bế ngồi
Cách cho trẻ bú ngồi được cho là tư thế nhiều bà mẹ lựa chọn và đặc biệt phù hợp ở giai đoạn sơ sinh, tư thế ngồi làm giảm tình trạng sặc sữa ở trẻ và giúp bà mẹ cũng thoải mái thế nhưng lại chóng mỏi do phải ngồi trong thời gian dài.
Người mẹ ngồi thoải mái trên giường, ghế, võng hay bất kể mặt phẳng nào đó, nếu có chỗ để tay thì càng thuận tiện. Bé sẽ được nằm ngang và cong người lại tạo thành chiều xuôi dạ dày và cánh tay đỡ của mẹ. Phần đầu bé nằm ngoài cách tay, khớp tay mẹ sẽ giữ phần cổ bé. Các mẹ cần lưu ý, tư thế cho con ti này dễ khiến ngực che mũi bé nên cần chú ý.
2. Tư thế nằm
Tư thế nằm được các bà mẹ lựa bởi nó khiến mẹ không bị mỏi và không phải ngồi dậy, đặc biệt khi buổi đêm sẽ giúp cả mẹ và bé không bị mất giấc ngủ. Mẹ nằm nghiêng sang một bên, mặt bé hướng vào bầu ngực mẹ, mẹ cũng nên kê gối đầu và sau lưng bé để bé thoải mái trong suốt thời gian ti.
3. Tư thế ôm kẹp nách
bé được mẹ kẹp nách ở phần giữa thân, mặt bé sẽ hướng vào ngực bàn tay mẹ đỡ đầu trẻ giúp trẻ thoải mái nhất. Cách cho con bú đúng tư thế này rất đơn giản mẹ ngồi thẳng và đỡ đầu sao cho vuông góc.
Bạn cũng biết, nhiều người vì một lý do nào đó không hoặc không thể cho con bú dòng sữa mẹ đầy đủ dưỡng chất, đó có thể do công việc, do sắc đẹp, do môi trường …..dù là lý do nào đi nữa thì cũng chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Thế nhưng bạn cần biết rằng cách cho con bú đúng không chỉ giúp trẻ bú nhiều, thoải mái mà còn có tác dụng rất tốt với cơ thể người mẹ.
Đầu tiên phải kể tới việc cho con bú giúp co tử cung làm nhanh quá trình vòng 2 trở lại bình thường sau sinh, đặc biệt với những bà mẹ sinh thường, cho con bú giúp tăng tình mẫu tử, gắn kết mẹ và con. Và hơn hết bạn chỉ cần cho con bú đúng thì sẽ không ảnh hưởng gì tới mẹ nhé.
Cho con bú không phải bản năng vậy nên nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và thực hành nhiều. Trong trường hợp bạn đã cho bé bú đúng cách mà bé vẫn khó chịu hay bạn vẫn bị đau núm vú thì hãy hỏi ý kiến từ các bà mẹ khác, hỏi bác sỹ hay hộ sinh của bạn. Dưới đây là những điều bạn nên chú ý trong giai đoạn cho bé bú mẹ.
Bắt đầu sớm nhất có thể
Ngay sau khi bác sỹ trao con cho bạn hãy cho con ti, mặc dù lúc này có thể cơ thể bạn chưa sản sinh ra sữa, cho con bú sẽ giúp kích thích tuyến sữa hoạt động làm tăng thời gian sữa về.
Trẻ mới sinh sẽ bú nhiều lần trong ngày kèm thời gian bú lâu và không có giờ giấc, cho bé bú theo nhu cầu giúp sản sinh sữa nhanh hơn
Không dùng thực phẩm bổ sung
Nếu như cảm thấy cơ thể không sản sinh ra lượng sữa đủ cho con đừng cho con uống các thực phẩm bổ sung bởi nó rất dễ khiến con thay đổi cảm giác thèm bú dẫn tới giảm lượng sữa trong bạn. Bé bú nhiều tuyến sữa mới sản sinh nhiều sữa, nếu lo lắng hãy tới gặp bác sỹ nhé.
Stress gây giảm sữa hoặc mất sữa ở nhiều bà mẹ, vậy nên đừng hủy hoại tương lai của con khi đưa bản thân vào stress, giữ cho tinh thần thoải mái, bớt lo âu những vấn đề như lượng sữa, con mập hay còi ….. ăn uống đủ chất và không nên kiêng những thực phẩm giàu vitamin.
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm