slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Bài Văn Mẫu và Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Tnú Hay Nhất

Bài viết hướng dẫn cách lập dàn ý phân tích nhân vật Tnú và bài văn mẫu hay nhất phân tích về Tnu trong Rừng Xà Nu của tác giả Nguyến Trung Thành.

I. Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Tnú

1, Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung Thành và đặc điểm sáng tác của ông.

– Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Rừng xà nu”

– Giới thiệu khái quát về nhân vật Tnú

Bài Văn Mẫu và Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Tnú Hay Nhất

2, Thân bài

a, Tnú – người chiến sĩ gan lì, quả cảm, gắn bó và tuyệt đối trung thành với cách mạng

– Từ lúc còn nhỏ, Tnú đã tỏ ra gan góc, táo bạo và nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

     + Bất chấp sự khủng bố dã man của địch, Tnú vẫn hăng hái xung phong vào rừng bảo vệ cho bộ đội

     + Đi làm liên lạc bị địch bắt, Tnú đã nuốt luôn lá thư vào bụng, kẻ thù đã tra tấn anh một cách dã man, hỏi anh rằng “cộng sản ở đâu’ anh không ngần ngại chỉ tay lên bụng mình mà nói “Ở đây này”.

– Hình ảnh “mười ngón tay Tnú”:

     + Bằng hai bàn tay không Tnú đã không cứu được vợ con mình

     + Hai bàn tay của Tnú với mười ngón tay đã bị bọn giặc dã man tẩm dầu xà nu rồi đốt và biến thành mười ngọn đuốc

     + Tnú “không cảm thấy lửa ở mười dầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát nơi đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…” Tnú không thèm kêu, không thèm van”.

=> nóng rát và đau đớn nhưng Tnú không kêu, không van bởi lòng căm thù giặc và quyết tâm đánh bại kẻ thù trong Tnú đã lớn hơn tất cả và có lẽ, nó đã trở thành động lực to lớn, thúc đẩy Tnú hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người chiến sĩ.

b, Tnú – người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ con-

– Cùng nhau lớn trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, Tnú và Mai đã trở thành vợ chồng và hạnh phúc thật nhiều khi đứa con đầu lòng của họ chào đời.

– Nhưng  kẻ thù tàn bạo đã phá vỡ niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị của vợ chồng anh. Chúng đã tra tấn, đánh đập vợ con anh một cách dã man, bởi với chúng “bắt được con cọp cái và cọp con tất sẽ dụ được cọp đực trở về” nhưng rồi đến cuối cùng chúng đã giết chết mẹ con Mai.

– Tnú đã chứng kiến cái chết của vợ con mình anh “đã bứt đứt cả hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy (…) ở chỗ con mắt Tnú bây giờ là hai cục lửa lớn.”

=> Hành động của Tnú xét đến cùng là biểu hiện của người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ con.

c, Tnú – người con đầy nghĩa tình với dân làng Xô-man

– Xin về thăm làng dù chỉ một đêm

– Trở về thăm quê sau quãng thời gian ba năm Tnú rời quê đi chiến đấu, anh vẫn nhớ như in từng hàng cây, từng con đường, từng dòng suối

3, Kết bài

Khái quát lại về hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu”

II. Bài Viết Phân Tích Nhân Vật Tnú

1, Mở bài phân tích nhân vật Tnú

     Đề tài về miền Nam trong những năm tháng chiến tranh ác liệt luôn là một đề tài hấp dẫn nhiều cây bút với nhiều tác phẩm đặc sắc. Và có thể nói, “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đã góp vào vườn hoa ấy một bông hoa với hương thơm và màu sắc rất riêng. Ra đời trong những ngày chiến tranh ác liệt trong mùa hè năm 1975, tác phẩm đã xây dựng thành công hình tượng rừng xà  nu – một biểu tượng độc đáo của dân làng Xô-man và một tập thể anh hùng với thật nhiều những con người Tây Nguyên quả cảm, nghĩa tình. Và đặc biệt, để lại ấn tượng sâu sắc hơn cả với bạn đọc đó chính là hình tượng nhân vật Tnú.

2, Thân bài phân tích nhân vật Tnú

     Đọc toàn bộ truyện ngắn “Rừng xà nu”, người đọc sẽ dễ dàng nhận ra rằng Tnú chính là nhân vật trung tâm của thiên truyện, là nơi kết tinh vẻ đẹp của tập thể những con người anh hùng ở làng Xô Man. Và trước hơn hết, Tnú hiện lên với tư cách là một người chiến sĩ gan lì, quả cảm, gắn bó và tuyệt đối trung thành với cách mạng. Từ lúc còn nhỏ, Tnú đã tỏ ra gan góc, táo bạo và nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Bất chấp sự khủng bố dã man của địch, Tnú vẫn hăng hái xung phong vào rừng bảo vệ cho bộ đội. Và để rồi, có lần đi làm liên lạc bị địch bắt, Tnú đã nuốt luôn lá thư vào bụng, quyết không để kẻ thù lấy được. Rồi lần ấy, kẻ thù đã tra tấn anh một cách dã man, hỏi anh rằng “cộng sản ở đâu’ nhưng anh không những không khai ra mà còn không ngần ngại chỉ tay lên bụng mình mà nói “Ở đây này”. Sau những lẫn như thế, lưng Tnú lại “hằn lên nhũng vết chém ngang dọc của kẻ thù”. Nhưng có lẽ, với Tnú những nết chém ấy, những nỗi đau về thể xác ấy chẳng thể nào có thể làm anh chùn bước, khiến anh bỏ cuộc mà ngược lại nó còn là động lực, là niềm tin  để người chiến sĩ ấy nỗ lực không ngừng nghỉ để hoàn thành nhiệm vụ mà cách mạng đã giao cho anh. Nhưng có lẽ, chi tiết là người đọc ấn tượng mãi, nhớ mãi tới hình ảnh người chiến sĩ Tnú kiên cường, quả cảm chính là hình ảnh mười ngón tay Tnú. Hai bàn tay của Tnú với mười ngón tay đã bị bọn giặc dã man tẩm dầu xà nu rồi đốt và biến thành mười ngọn đuốc. Ngọn lửa từ mười đầu ngón tay – nơi thần kinh nhạy bén nhất đã gần như thiêu đốt hết cả ruột gan, cả hệ thần kinh của Tnú nhưng “anh không cảm thấy lửa ở mười dầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát nơi đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…” Tnú không thèm kêu, không thèm van”. Vâng nóng rát và đau đớn nhưng Tnú không kêu, không van bởi lòng căm thù giặc và quyết tâm đánh bại kẻ thù trong Tnú đã lớn hơn tất cả. Và dường như, nỗi đau ấy đã trở thành động lực to lớn, thúc đẩy Tnú hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người chiến sĩ.

     Thêm vào đó, Tnú còn là người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ con. Cùng nhau lớn trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, Tnú và Mai đã trở thành vợ chồng. Và có lẽ, sẽ chẳng có bất cứ niềm hạnh phúc nào lớn hơn khi đứa con đầu lòng của họ chào đời. Nhưng niềm hạnh phúc ấy chưa vẹn tròn được bao lâu thì kẻ thù tàn bạo đã phá vỡ niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị của vợ chồng anh. Chúng đã tra tấn, đánh đập vợ con anh một cách dã man, bởi với chúng “bắt được con cọp cái và cọp con tất sẽ dụ được cọp đực trở về” nhưng rồi đến cuối cùng chúng đã giết chết mẹ con Mai. Tnú đã chứng kiến cái chết của vợ con mình anh “đã bứt đứt cả hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy (…) ở chỗ con mắt Tnú bây giờ là hai cục lửa lớn.” Căm phẫn bọn giặc và yêu thương vợ con đến tột cùng nhưng với bàn tay không Tnú đã không thể nào cứu được mẹ con Mai, đã không thể nào giữ được tổ ấm hạnh phúc, bình dị của mình nhưng những hành động của Tnú trước cái chết của mẹ con Mai xét đến cùng là biểu hiện của một người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ con.

     Và cuối cùng, Tnú hiện lên là một người con đầy nghĩa Tnú tình và gắn bó với dân làng Xô Man. Tnú là người con yêu thương bản làng tha thiết. Nhớ bản làng, quê hương, Tnú xin phép cấp trên được về thăm làng dù chỉ một đêm. Một đêm thôi nhưng có lẽ cũng sẽ giúp anh phần nào vơi đi nỗi nhớ quê hương – một phần máu thịt của anh. Ngày anh trở về thăm quê sau quãng thời gian ba năm Tnú rời quê đi chiến đấu, anh vẫn nhớ như in từng hàng cây, từng con đường, từng dòng suối và bồi hồi xúc động “khi nghe tiếng chày chuyên cần, vội vã của những người đàn bà và những cô gái Strá, của mẹ anh ngày xưa, của Mai, của Dít, từ ngày lọt lòng anh đã nghe thấy rồi”.

3, Kết bài

     Tóm lại, với việc sử dụng ngôn ngữ trang trọng, giàu hình tượng và xây dựng thành công không khí đậm màu sắc sử thi, tác giả Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tnú. Tnú là hiện thân tiêu biểu nhất, là kết tinh những vẻ đẹp, phẩm chất anh hùng của con người Xô Man, con người Tây Nguyên và cả những người dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh ác liệt chống Mĩ cứu nước.

 

Trên đây là bài viết “Phân tích nhân vật Tnú” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các em trong quá trình tìm hiểu văn bản song các em không nên sao chép nó vào các bài làm của mình. Nếu thấy bài viết hữu ích, các em nhớ like và share nhé. Cảm ơn các em!

Từ khóa tìm kiêm nhiều : 

phân tích rừng xà nu

dàn ý phân tích Tnu

lập dàn ý phân tích nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu

dàn ý phân tích về Tnu

văn mẫu phân tích nhân vật Tnu – Rừng Xà Nu

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988