slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Phân Tích Nhân Vật Tràng Trong Chuyện Ngắn “Vợ Nhặt”

Bài viết hướng dẫn lập dàn ý và phân tích nhân vật Tràng cho chuyện ngắn “Vợ Nhặt” của tác giả Kim Lân

Phân Tích Nhân Vật Tràng Trong Chuyện Ngắn "Vợ Nhặt"

I. Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Tràng Trong Chuyện Ngắn “Vợ Nhặt”

1, Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của ông.

– Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Vợ nhặt (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…)

– Giới thiệu khái quát về nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt

2, Thân bài

Ngoại hình và nơi ở của Tràng

– Ngoại hình:

+ “dáng người thô kệch, cái cười khềnh khệch”,

+ “lưng Tràng như con gấu”,

+ “quai hàm bạnh ra”

– Tràng lại còn là dân xóm ngụ cư

– Nơi ở của Tràng với mẹ chính là “căn nhà đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc đầy những búi cỏ dại”.

=> Như vậy, Tràng là một người nông dân, một người lao động nghèo khổ,ở dưới đáy của xã hội. Tràng mang trên mình một ngoại hình xấu xí, một gia cảnh cơ cực, vất vả, lam lũ nhưng ẩn sau tất cả vẻ bề ngoài ấy là những nét đẹp tâm hồn ở trong Tràng.

Diễn biến tâm lí của Tràng

– Chỉ từ một câu hò vui, một câu nói bâng quơ, một lời tỏ tình đầy hài hước “Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ đằng ấy có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” mà Tràng đã có vợ

=> Sự kiện này đã có tác động sâu sắc tới những nét diễn biến tâm lí ở Tràng.

– Khi thị đồng ý theo Tràng về làm vợ:

+ Tràng “chợn nghĩ”, bởi giữa cái nạn đói khủng khiếp ấy, Tràng “không biết thân mình có nuôi nổi không mà lại còn đèo bòng

+ Tràng “tặc lưỡi: chậc kệ”, cái tặc lưỡi ấy của Tràng không phải là cái tặc lưỡi buông xuôi, chán nản mà là cái tặc lưỡi đầu tình yêu thương, trách nhiệm giữa Tràng với những người đồng cảnh ngộ.

– Trên đường đưa vợ về nhà:

+ “vẻ mặt có cái gì đó phớn phở”,

+ “hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười nụ một mình”,

+ “mắt sáng lên lấp lánh” với “cái mặt vênh lên tự đặc với mình”.

=> Niềm hạnh phúc, vui sướng khi lấy được vợ đang ngập tràn tâm trạng, cảm xúc của Tràng. Tràng như đang lửng lơ trong men say của tình yêu, của hạnh phúc.

– Khi về đến nhà:

+ ngượng nghịu, lo sợ, lúng túng, Tràng “đứng tây ngây ra giữa nhà”,

+ Tràng cứ lóng ngóng, hết chạy vào nhà rồi lại ra ngõ chờ mẹ.

+ lời giới thiệu của Tràng với mẹ thật chan chứa bao nỗi niềm tâm trạng của hắn “kìa nhà tôi nó chào u”. Đó vừa là lời xác nhận của Tràng với mẹ mình về việc mình đã có vợ vừa thể hiện tâm trạng phấn chấn, vui vẻ, đầy phấn khởi của Tràng.

– Sáng hôm sau: Khi tỉnh dậy, chứng kiến sự thay đổi của quang cảnh nhà cửa, vườn tược trong Tràng có một cảm giác rất đặc biệt và khác lạ.

+ “êm ái lửng lơ như người trong cõi mơ đi ra”,

+ “cảm động, thấy yêu thương, gắn bó và thấy mình phải có trách nhiệm với cái gia đình này”.

3, Kết bài

Khái quát lại về nhân vật Tràng, phong cách nghệ thuật của Kim Lân và cảm nghĩ của bản thân về nhân vật Tràng nói riêng và truyện ngắn Vợ nhặt nói chung.

II. Bài Viết Phân Tích Nhân Vật Tràng Trong Truyện Ngắn Vợ Nhặt

1, Mở bài

Kim Lân là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, đặc biệt thành công khi viết về người nông dân, nông thôn Việt Nam với một phong cách nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn, không trộn lẫn với bất kì ai và có thể nói truyện ngắn Vợ nhặt là một trong số những sáng tác tiêu biểu của ông. Viết về nạn đói trong những năm 1945, những trang viết của Vợ nhặt đã để lại ám ảnh sâu sắc trong lòng bạn đọc. Đặc biệt, đọc toàn bộ truyện ngắn Vợ nhặt, người đọc sẽ không thể nào quên được hình ảnh nhân vật Tràng – chàng trai nhặt được vợ trong chính nạ đói năm ấy.

2, Thân bài

Trên cái phông nền của nạn đói năm 1945, khi cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư, vào một “buổi chiều chạng vạng”, khi trời không còn sáng nhưng cũng chưa hẳn tối, nhân vật Tràng đã xuất hiện với những chi tiết miêu tả ngoại hình đầy độc đáo và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Ngoại hình của Tràng được nhà văn miêu tả khéo léo qua hàng loạt các chi tiết độc đáo “dáng người thô kệch, cái cười khềnh khệch”, “lưng Tràng như con gấu”, “quai hàm bạnh ra”,…Thêm vào đó, Tràng lại còn là dân xóm ngụ cư, nơi ở của Tràng với mẹ chính là “căn nhà đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc đầy những búi cỏ dại”. Như vậy, qua những chi tiết trên đây có thể cho chúng ta thấy rằng Tràng là một người nông dân, một người lao động nghèo khổ,ở dưới đáy của xã hội. Tràng mang trên mình một ngoại hình xấu xí, một gia cảnh cơ cực, vất vả, lam lũ nhưng ẩn sau tất cả vẻ bề ngoài ấy là những vẻ đẹp tính cách, những nét đẹp tâm hồn ở trong Tràng.

Tràng không chỉ được miêu tả ở ngoại hình mà Kim Lân đặc biệt chú ý, đi sâu miêu tả diễn biến tâm lí phức tạp của Tràng xung quanh sự việc Tràng nhặt được vợ trong nạn đói những năm 1945. Chỉ từ một câu hò vui, một câu nói bâng quơ, một lời tỏ tình đầy hài hước “Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ đằng ấy có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” mà Tràng đã có vợ – một điều rất đỗi ngạc nhiên, bất ngờ với cả Tràng, bà cụ Tứ – mẹ Tràng cùng những người dân xóm ngụ cư. Và chính sự kiện này đã có tác động sâu sắc tới những nét diễn biến tâm lí ở Tràng.

Trước hết, diễn biến tâm lí của Tràng được miêu tả rõ nét từ lúc thị ra khuân hàng cho Tràng nghĩa là lúc thị đồng ý lời tỏ tình của Tràng và quyết định theo không Tràng về làm vợ. Có lẽ cũng giống như bao người khác trong hoàn cảnh này, Tràng không thể không chút lo lắng, không chút suy tư, Tràng “chợn nghĩ”. Tràng nghĩ cũng đúng thôi, bởi giữa cái nạn đói khủng khiếp ấy, Tràng “không biết thân mình có nuôi nổi không mà lại còn đèo bòng”. Nhưng có lẽ, tình yêu thương và niềm khao khát hạnh phúc trong Tràng đã giúp hắn quên đi mọi nỗi lo lắng, mọi niềm suy nghĩ vừa diễn ra trong đầu. Tràng “tặc lưỡi: chậc kệ”, cái tặc lưỡi ấy của Tràng không phải là cái tặc lưỡi buông xuôi, chán nản mà là cái tặc lưỡi đầu tình yêu thương, trách nhiệm giữa Tràng với những người đồng cảnh ngộ.

Đồng thời, những nét tâm lí của Tràng trên đường đưa vợ về nhà cũng được tác giả Kim Lân đặc biệt chú ý. Đám cưới, buổi đưa dâu của Tràng và thị thật đặc biệt – một buổi rước dâu chỉ có cô dâu và chú rể, “trong một buổi chiều chạng vạng”, với một trang phục rất đặc biệt của cô dâu – “áo quần rách như tổ đỉa”. Ấy vậy mà, trong buổi đưa dâu ấy, người đọc lại dễ dàng bắt gặp tâm trạng vui sướng không nguôi của chú rể Tràng. Niềm hạnh phúc, vui sướng ấy của Tràng được thể hiện qua dáng vẻ, điệu bộ bên ngoài của hắn. Nhà văn đã sử dụng hàng loạt chi tiết, hình ảnh để làm nổi bật niềm vui sướng khôn nguôi ấy của Tràng, đó là “vẻ mặt có cái gì đó phớn phở”, “hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười nụ một mình”, “mắt sáng lên lấp lánh” với “cái mặt vênh lên tự đặc với mình”. Những chi tiết ấy thêm một lần nữa giúp chúng ta thấy rằng niềm hạnh phúc, vui sướng khi lấy được vợ đang ngập tràn tâm trạng, cảm xúc của Tràng. Tràng như đang lửng lơ trong men say của tình yêu, của hạnh phúc.

Nhưng nếu như trên đường rước dâu, một niềm hạnh phúc, vui sướng bủa vây lấy tâm trạng Tràng thì khi về đến nhà Tràng lại cảm thấy ngượng nghịu, lo sợ, lúng túng, Tràng “đứng tây ngây ra giữa nhà”, Tràng vẫn chưa hết ngạc nhiên và chưa tin mình đã có vợ. Tràng cứ lóng ngóng, hết chạy vào nhà rồi lại ra ngõ chờ mẹ. Và để rồi, lúc bà cụ Tứ về đến nhà, lời giới thiệu của Tràng với mẹ thật chan chứa bao nỗi niềm tâm trạng của hắn “kìa nhà tôi nó chào u”. Một lời giới thiệu ngắn thôi nhưng nó chứa biết bao ý nghĩa. Đó không chỉ là lời xác nhận của Tràng với mẹ mình về việc mình đã có vợ mà qua đó người đọc cũng có thể cảm nhận được tâm trạng phấn chấn, vui vẻ, đầy phấn khởi của Tràng.

Đặc biệt, trong buổi sáng hôm sau, tâm trạng của Tràng đã có nhiều chuyển biến và nhà văn đã miêu tả trực tiếp những nét tâm trạng ấy của Tràng. Khi tỉnh dậy, chứng kiến sự thay đổi của quang cảnh nhà cửa, vườn tược trong Tràng có một cảm giác rất đặc biệt và khác lạ. Tràng thấy “êm ái lửng lơ như người trong cõi mơ đi ra”, “cảm động, thấy yêu thương, gắn bó và thấy mình phải có trách nhiệm với cái gia đình này”. Dường như, chính tình yêu thương, sức mạnh của hạnh phúc đã làm Tràng thực sự thay đổi và có thêm niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai tươi sáng, tốt đẹp ở phía trước.

3, Kết bài

Tóm lại, nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt được khắc họa rất thành công đặc biệt ở những dòng diễn biến tâm lí chân thực, tinh tế và phù hợp với logic phát triển tâm lí của nhân vật. Đồng thời, qua nhân vật Tràng cũng giúp chúng ta thấy được tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc khắc họa, xây dựng nhân vật ddawjc biệt là xây dựng nhân vật bằng cách miêu tả tâm lí.

Trên đây là bài viết “Phân tích nhân vật Tràng” mà trung tâm vừa mới hoàn thiện. Trung tâm hi vọng bài viết sẽ là một trong số những nguồn tham khảo hữu ích đối với các em song các em không nên sao chép nó vào các bài làm của mình. Nếu thấy bài viết bổ ích, các em đừng quên like và share nhé. Cảm ơn tất cả các em!

Bình Luận Facebook

bình luận

2/5 - (1 bình chọn)

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ




Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988