Trang chủ » Cẩm Nang Học Tập »
Nội dung bài viết
– Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường (những nét chính về con người, cuộc đời, các sáng tác chủ yếu, đặc điểm sáng tác,…)
– Giới thiệu về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)
2, Thân bài dàn ý Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông
b, Thủy trình của sông Hương
– Sông Hương khi ở vùng thượng nguồn:
+ Sông Hương – một “bản trường ca rầm rộ của rừng già” – vẻ đẹp vừa hùng vĩ, mãnh liệt vừa dịu dàng
+ Sông Hương còn là “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” với tâm hồn tự do, của bản lĩnh gan dạ.
+ Sông Hương – “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Sông Hương chính là người mẹ, là cái nôi sinh thành ra những vẻ đẹp văn hóa đáng quý từ ngàn đời này của xứ Huế thân thương
– Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
+ Sông Hương với vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính, như “người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” – một người con gái ý thức được vẻ đẹp của mình và rất tình tứ, gợi cảm
* Sử dụng hàng loạt các động từ liên tiếp “chuyển dòng một cách liên tục”, “uốn mình”,…
* Liệt kê hàng loạt các địa danh mà sông Hương chảy qua
+ Sông Hương còn mang vẻ đẹp u tịch, trầm mặc, vẻ đẹp của cổ thi, của những triết lí.
– Sông Hương ở trong lòng thành phố Huế
+ Sông Hương – “một điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”: nghệ thuật so sánh làm bất nổi sự khác biệt của sông Hương so với sông Nê-va, sông Xen đó chính là các dòng sông trên thế giới chảy với một lưu tốc rất mạnh thì sông Hương lại chảy nhẹ nhàng, lững lờ, “cơ hồ chỉ còn là mặt hồ yên tĩnh”.
+ Sông Hương giống như “một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”
+ Sông Hương còn là một người tình rất đỗi thủy chúng và dịu dàng của xứ Huế mộng mơ.
=> Như vậy, với tình yêu say đắm về xứ Huế, về quê hương đất nước và vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tái hiện lại một cách chân thực, chi tiết và hấp dẫn thủy trình của sông Hương từ lúc còn ở thượng nguồn đến trước khi ra biển.
b, Sông Hương – dòng sông của lịch sử, của cuộc đời và thi ca
– Sông Hương – dòng sông của lịch sử: sông Hương đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc – có cả những chiến công lẫy lừng và cả những hi sinh mất mát từ thuở dựng nước đến thời kì kháng chiến chống Mĩ.
– Sông Hương – dòng sông cuộc đời: sông Hương như một người con gái đẹp, dịu dàng của đất nước
– Sông Hương – dòng sông của thi ca
+ Sông Hương là dòng sông đẹp, bởi thế, nó trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca.
+ “Dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của mỗi người nghệ sĩ”
3, Kết bài
Khái quát những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và nêu cảm nhận của bản thân.
Với một trái tim say mê với nghệ thuật, vốn ngôn ngữ phong phú cùng tình yêu tha thiết cho sông Hương, cho xứ Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sáng tác nên một thiên bút kí đầy sức hấp dẫn và mê đắm lòng người về dòng sông thơ mộng của của Xứ Huế – tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của sông Hương cùng cái tôi trữ tình của tác giả qua những trang viết vừa đẹp đẽ, trang trọng vừa lấp lánh ánh sáng của trí tuệ và tài hoa.
2, Thân bài
Trước hết, thiên tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã khám phá vẻ đẹp, những nét độc đáo, đặc sắc của dòng sông Hương ở thủy trình đặc biệt của nó. Cũng như bất kì dòng sông nào khác, thủy trình của nó đều bắt đầu từ thượng nguồn – nơi dòng sông bắt nguồn và sông Hương cũng vậy. Ở vùng thượng nguồn, sông Hương được ví như một “bản trường ca rầm rộ của rừng già”. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lầm bật nổi nét đặc điểm này của sông Hương bằng những câu văn dài với nhiều vế câu, được điệp cấu trúc cùng những hình ảnh độc đáo hấp dẫn “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Với hàng loạt hình ảnh độc đáo cùng việc sử dụng các động từ máy như “rầm rộ”, “cuộn xoáy” tác giả đã cho chúng ta thấy sông Hương là một dòng sông với vẻ đẹp mãnh liệt, hùng tráng, rầm rộ. Nhưng sông Hương không chỉ mang vẻ đẹp hùng vĩ, mãnh liệt mà nó còn là một dòng sông với vẻ đẹp dịu dàng – “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Không dừng lại ở đó, ở thượng nguồn, sông Hương còn là “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, cô gái ấy mang trên mình vẻ đẹp của tâm hồn tự do, của bản lĩnh gan dạ. Và với hình ảnh so sánh độc đáo này, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã diễn đạt một cách chính xác và tinh tế vẻ đẹp của dòng sông Hương – vẻ đẹp “phóng khoáng, man dại, tự do và trong sáng”. Đặc biệt, sông Hương khi ở thượng nguồn còn được xem là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Có lẽ, dưới con mắt của tác giả, sông Hương chính là người mẹ, là cái nôi sinh thành ra những vẻ đẹp văn hóa đáng quý từ ngàn đời này của xứ Huế thân thương. Với những hình ảnh so sánh độc đáo, cách sử dụng từ ngữ hấp dẫn, sông Hương ở vùng thượng nguồn giống như một sinh thể đa tính cách với nhiều nét cá tính khác nhau.
Không chỉ ở vùng thượng nguồn, bài bút kí còn khám phá vẻ đẹp của sông Hương khi ở ngoại vi thành phố Huế. Nếu khi ở thượng nguồn, sông Hương được tác giả so sánh với “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” thì dường như khi về đến ngoại vi thành phố, sông Hương trở nên dịu dàng, nữ tính hơn, như “người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” – người con gái ấy dường như đang cố gắng phô diễn những đường cong, những cái chuyển mình thật nhẹ nhàng nhưng cũng thật sâu sắc, ý tứ của mình. Với việc sử dụng hàng loạt các động từ liên tiếp “chuyển dòng một cách liên tục”, “uốn mình”,… tác giả đã làm bật nổi thủy trình, vẻ đẹp của sông Hương khi ở ngoại vi thành phố. Thêm vào đó, cùng với vốn am biết phong phú của mình về địa lí, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã điểm lại tên những địa danh cùng những đặc điểm của sông Hương nơi mỗi điểm ấy làm cho thủy trình của sông Hương càng trở nên độc đáo và hấp dẫn hơn. Sông Hương giống như một người con gái đẹp, dịu dàng, nữ tính, mềm mại và ý tứ. Đồng thời, ở nơi đây, sông Hương còn mang vẻ đẹp u tịch, trầm mặc, vẻ đẹp của cổ thi, của những triết lí bởi sông Hương nằm trọn mình trong rừng thông và trong những lăng tẩm tồn tại cùng nền văn hóa của Huế từ ngàn đời nay.
Đồng thời, trong hành trình khám phá và thể hiện thủy trình của sông Hương, thiên bút kí đã vẽ lại một cách rõ nét hình ảnh sông Hương trong lòng xứ Huế mộng mơ. Không còn là dòng sông rầm rộ, mãnh liệt như ở thượng nguồn, khi về với kinh thành Huế, điệu chảy của sông Hương giống như “một điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Bằng biện pháp so sánh hấp dẫn, tác giả đã so sánh điệu chảy lững lờ, dịu dàng ấy của sông Hương với các dòng sông khác trên thế giới như sông Xen của Pari, sông Nê-va của Lê-nin-grát,… để rồi chúng ta thấy sông Hương vừa giống với những dòng sông đó nhưng đồng thời, sông Hương cũng mang những nét độc đáo riêng bởi sông Hương không bị cuốn theo nhịp sống hiện đại mà nó vẫn còn giữ nguyên được cho Huế vẻ đẹp cổ kính và nếu như sông Xen, sông Nê-va chảy với một lưu tốc rất mạnh thì sông Hương lại hoàn toàn khác. Điệu chảy của sông Hương chính là điệu chảy nhẹ nhàng, lững lờ, “cơ hồ chỉ còn là mặt hồ yên tĩnh”. Đồng thời, khi về đến kinh thành Huế, sông Hương giống như “một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” – sông Hương như một người chơi đàn rất giỏi với những khúc nhạc du dưa, trầm bổng của âm nhạc cổ điển Huế. Và hơn nữa, sông Hương còn là một người tình rất đỗi thủy chúng và dịu dàng của xứ Huế mộng mơ. Dường như, trước khi rời khỏi thành phố Huế, sông Hương như một sinh thể có hồn, cũng biết luyến lưu, cũng biết nhớ nhung xứ Huế. Đặc biệt, sông Hương còn được tác giả so sánh với hình ảnh nàng Kiều trong đêm tình tự với Kim Trọng – “vương vấn”, “lẳng lơ kín đáo của tình yêu” và thành phố Huế chính là Kim Trọng, để sông Hương vấn vương, lưu luyến. Như vậy, với tình yêu say đắm về xứ Huế, về quê hương đất nước và vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tái hiện lại một cách chân thực, chi tiết và hấp dẫn thủy trình của sông Hương từ lúc còn ở thượng nguồn đến trước khi ra biển.
Thêm vào đó, bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” còn đi sâu khám phá vẻ đẹp của sông Hương ở góc cạnh dòng sông của lịch sử, cuộc đời và thơ ca. Trước hết, sông Hương là dòng sông của lịch sử. Suốt cuộc đời của mình, sông Hương đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc – có cả những chiến công lẫy lừng và cả những hi sinh mất mát. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ngược dòng thời gian, để vẽ lại những chặng đường của lịch sử dân tộc gắn liền với sông Hương. Trong thời kì dựng nước, sông Hương là “dòng sông biên thùy xa xôi”, trong thời kì dựng nước, theo sách của Nguyễn Trãi còn ghi lại, sông Hương là “dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam” và trong suốt thế kỉ 18, 19, trong cách mạng tháng Tám năm 1945, mùa xuân năm 1968, sông Hương đã anh dũng cùng nhân dân ta đánh tan kẻ thù xâm lược. Nhưng có lẽ, sông Hương không chỉ là dòng sông lịch sử mà nó còn là dòng sông cuộc đời – “một người con gái dịu dàng của đất nước”. Sông Hương hiện lên với đầy đủ những vẻ đẹp của một người con gái, vừa mềm mại, vừa dịu dàng, duyên dáng, tình tứ, gợi cảm và luôn biết tự làm mới chính bản thân mình với những màu áo khác nhau. Và đặc biệt, sông Hương còn là dòng sông của thi ca. Sông Hương là dòng sông đẹp – một vẻ đẹp say đắm lòng người và có lẽ bởi thế, nó trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhưng điều đặc biệt là “dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của mỗi người nghệ sĩ” bởi lẽ mỗi nhà thơ, nhà văn lại khám phá, lại phát hiện ra những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương. Sông Hương trong cảm nhận của Tản Đà là “Dòng sông trắng – lá cây xanh”, với cái nhìn của Cao Bá Quát lại như “kiếm dựng trời xanh”,… Tất cả những cách cảm, cách nghĩ rất riêng ấy của các nghệ sĩ quyện hòa vào nhau, bổ sung cho nhau làm nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng, độc đáo của sông Hương.
3, Kết bài
Tóm lại, với ngôn ngữ sắc sảo, ngòi bút tài hoa cùng những hình ảnh, liên tưởng độc đáo, bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã giúp chúng ta cảm nhận được sâu sắc và trọn vẹn những vẻ đẹp của sông Hương. Đồng thời, qua những trang viết ấy, cũng giúp chúng ta cảm nhận được tài năng sử dụng ngôn từ, vốn hiểu biết phong phú và đặc biệt là tình yêu say đắm đối với sông Hương, với xứ Huế, với đất nước của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Trên đây là bài “Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Trung tâm hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập và ôn luyện, nhưng các em không nên sao chép nó vào các bài viết của mình. Nếu các em thấy bài viết hay, nhớ like và share nhé. Cảm ơn các em!
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm