slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Dàn Ý Giải Thích Nhan Đề Thuế Máu

  1. Dàn Ý Giải Thích Nhan Đề Thuế Máu
  2. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần giải thích: nhan đề của đoạn trích “Thuế máu”.

  1. Thân bài
  2. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích

– Tác giả: Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, người đã dùng đủ mọi hình thức và phương tiện để giành độc lập về cho dân tộc. Một trong số ấy là việc dùng ngòi bút để tạo ra sức mạnh chính trị.

– Tác phẩm: “Bản án chế độ thực dân Pháp” được ra đời năm 1925 đã vạch trần thành công sự xấu xa, đê hèn của những tên cướp nước.

– Đoạn trích: “Thuế máu” được trích từ chương đầu tiên trong tác phẩm trên, gây ấn tượng mạnh với độc giả bởi tội ác của chúng với nhân dân thuộc địa.

  1. Tóm tắt

– Trước khi xảy ra chiến tranh thế giới: dân ta bị coi như những kẻ bẩn thỉu.

–  Khi có chiến tranh: làm bia đỡ đạn

– Sau khi chiến tranh kết thúc: tiếp tục coi dân ta như súc vật.

– Ngòi bút linh hoạt biến chuyển vừa luận bình vừa mỉa mai sâu cay.

  1. Giải thích nhan đề “Thuế máu”

– Thuế: khoản đóng góp bắt buộc của nhân dân để đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

>< Thuế máu: khoản phí không phải trả bằng tiền, mà bằng máu của nhân dân.

-> Gợi ra sự thống khổ của người dân An Nam thời thuộc địa.

– Các phương thức thu “thuế máu”:

+ Trước chiến tranh thế giới: Hành hạ, đánh đập nhân dân.

+ Trong chiến tranh thế giới:

  •         Tiến hành vây bắt, đàn áp dã man nếu phản đối việc bắt lính.
  •         Lợi dụng việc bắt lính để lấy tiền của những nhà giàu có.
  •         Bắt họ phải rời bỏ đất nước, trở thành công cụ hi sinh cho lợi ích của bọn chủ nghĩa thực dân.

+ Sau chiến tranh:

  •         Bị bóc lột hết của cải, tiếp tục đối xử như động vật với họ.
  •         Là nạn nhân của chính sách cai trị hiểm độc.
  1. Ý nghĩa nhan đề

– Gợi số phận thảm thương của người dân thuộc địa dưới sự giả dối của chính quyền thực dân.

– Vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với dân ta.

– Thái độ mỉa mai và lòng căm phẫn của Nguyễn Ái Quốc.

– Đánh thức mọi người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới trước sự che mắt của chúng.

– Có sức gợi mở vô cùng lớn, gây ám ảnh cho người đọc.

– Kêu gọi mọi người đứng lên cho độc lập, tự do của dân tộc.

  1. Kết bài

Khẳng định giá trị của nhan đề nói riêng và của đoạn trích nói chung trong việc tạo nên thành công của tác phẩm.

  1. Bài Văn Giải Thích Nhan Đề Thuế Máu
  2. Mở bài

             Cả một đời hoạt động cách mạng vì nước vì dân, Hồ Chủ Tịch không lúc nào nguôi niềm trăn trở với sự sống còn của dân tộc:

“Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì tổ quốc

Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa”

(Chế Lan Viên)

Bằng mọi phương thức, Người đấu tranh cho nền độc lập tự do nước nhà. Một trong số đó là dùng ngòi bút văn chương và tiêu biểu với áng văn giàu chất chính luận mang tên “Thuế máu”. Tác phẩm không chỉ gây ấn tượng mạnh tới độc giả bởi lập luận cũng như giọng điệu sắc sảo mà còn bởi chính nhan đề của nó.

  1. Thân bài

             Với tấm lòng đi trước mọi thời đại, Người đã nhìn ra con đường đúng đắn mà dân ta đi được chỉ có thể là con đường của Đảng, của cách mạng và đã nỗ lực cầm vững lá cờ tiên phong đi đầu trên con đường đó. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được người viết năm 1925 với cái tên Nguyễn Ái Quốc. Đây như một hồi chuông đanh thép gióng lên để vạch trần sự xấu xa, đê hèn của những tên cướp nước đã đẩy những người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh. Đoạn trích “Thuế máu” được trích từ ngay chương đầu tiên trong tác phẩm trên, làm bạn đọc trên toàn thế giới không khỏi bất bình trước tội ác của chúng với nhân dân ta. Góp phần làm nên thành công đó không thể không nhắc tới nhan đề của đoạn trích, hai từ thôi nhưng đã gợi ra biết bao ý nghĩa sâu xa.

Nguyễn Ái Quốc đã dùng ngòi bút của mình từng vước vạch trần sự giả dối của những kẻ thực dân. Trước khi xảy ra chiến tranh thế giới, dân ta bị coi như những kẻ bẩn thỉu, liên tục chịu đòn roi. Khi có chiến tranh thì lại lôi chúng ta đi làm bia đỡ đạn khiến cho hàng ngàn người chết, hàng vạn người bị thương. Chúng mặc định cho sự cưỡng ép bằng đủ mọi chiêu trò, đòn roi đó là chế độ đi lính tình nguyện. Thậm chí sau khi chiến tranh kết thúc, bọn thực dân ấy lại tiếp tục coi dân ta như súc vật mà bày đủ trò chèn ép. Nguyễn Ái Quốc đã lên án sự đê hèn này trước cán cân công bằng của nhân loại yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Ngòi bút linh hoạt biến chuyển giữa phép đối lập, miêu tả, giọng văn chua cay khiến độc giả thấy được bản chất của chế độ này.

Thông thường, thuế là khoản đóng góp bắt buộc của nhân dân để nhà nước bổ sung vào ngân sách quốc gia, nâng cao đời sống cho nhân dân nhưng điều phi lí ở đây là nó giúp ích như vậy sao lại gọi  “Thuế máu”? Đọc đến đây ta có thể hiểu được, bọn thực dân kia không chỉ thu thuế tiền mà còn bằng cả máu, bằng xương tủy của nhân dân. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng gợi ra sự thống khổ của người dân An Nam thời thuộc địa. Pháp muốn củng cố địa vị mình trên bản đồ thế giới nên không ngại thực hiện các cuộc chiến tranh phi nghĩa và chính đám dân đen phải mang xương máu, tính mạng mình ra mà cống nộp, hiến dâng cho chúng.

             Khoản “Thuế máu” ấy được chúng lạm thu bằng đủ mọi chiêu trò và cách thức. Trước chiến tranh thế giới, chúng ra sức hành hạ và đánh đập nhân dân ta. Phận thuộc địa, ta đã bị chèn ép đủ đường làm ăn còn phải nộp đủ loại thuế cho chúng: thuế thân, thuế gạo, thuế đất,…Hay như Nam Cao đã miêu tả trong “Tắt đèn”, đến một người đã chết hai năm mà gia đình chị Dậu vẫn phải khốn đốn trả thuế… Khi chúng bước vào cuộc chiến tranh phi nghĩa, tính mạng bao người con đất Việt cũng bị cuốn theo đó. Nhân dân ta sẵn sàng bị vây bắt, đàn áp dã man nếu phản đối việc bắt lính. Với người nghèo khó thấp cổ bé họng chắc chắn không thể thoát khỏi cái rọ này, nhưng với kẻ giàu, chúng cũng hù cho để mà kiếm tiền từ những gia đình muốn trốn đi lính. Vậy là chiến tranh xảy ra, chúng chẳng mất gì cả, lại vừa có người, vừa có tiền. Những con người khốn khổ ấy phải rời bỏ quê hương, rời bỏ vợ con, rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn để đến chiến trường chỉ có chết chóc, trở thành công cụ hi sinh cho lợi ích của bọn chủ nghĩa thực dân. Thứ thuế máu này chính là nguồn cơn bóc lột thảm thương nhất với số phận những người dân thuộc địa. Tưởng rằng chiến tranh kết thúc, họ sẽ được yên bình hơn chút nhưng không. Mọi của cải lại bị bóc lột và lại bị tiếp tục đối xử như động vật. Chính sách cai trị hiểm độc không hề cho họ một con đường để lui.

             Vậy là chỉ với nhan đề đoạn trích thôi mà đã nâng giá trị của nó lên một tầm cao mới. Không chỉ gợi số phận thảm thương của những mảnh đời nơi đất thuộc địa mà còn vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Đồng thời ẩn sau đó là thái độ mỉa mai và lòng căm phẫn tột cùng của Nguyễn Ái Quốc. Chính quyền thực dân đã tạo ra những tội ác mà đất trời chẳng thể dung nữa là lòng người. Với mục đích chính trị, nó còn có khả năng đánh thức mọi người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới trước sự che mắt của chúng. Chẳng có sự “khai hóa”, chẳng có văn minh tiến bộ nào đến với nước ta như lời chúng hứa mà chỉ có đầy rẫy những áp bức tủi hờn. Sức gợi mở ban đầu đã tạo hiệu quả vô cùng lớn để khiến họ tò mò lật dở từng trang kể tội. Trong hoàn cảnh ấy, nhan đề còn như một lời kêu gọi mọi người của nước Việt ta nói riêng và những nước thuộc địa nói chung cùng đứng lên cho độc lập dân tộc. Nghệ thuật điều khiển ngôn từ của Người tài ba ngay ở cách lựa chọn từ ngữ đặt nhan đề, vạch trần tội ác kẻ thù bằng mọi hình thức, mọi phương tiện.

  1. Kết bài

             Tác phẩm tạo sức sống trong lòng độc giả ngay từ cách đặt nhan đề vô cùng cuốn hút. Sẽ chẳng có thứ thuế chính nghĩa nào lại được làm đầy lên bằng máu và gan tủy của nhân dân. Sự đê hèn của thực dân chắc chắn không có thủ đoạn nào có thể che mắt cả năm châu và cuối cùng chúng đã phải trả giá đắt cho điều ấy bởi thắng lợi vang dội của dân tộc ta. Điều Người trăn trở cả cuộc đời cuối cùng cũng đã làm được, thứ “Thuế máu” ấy cũng đã ra khỏi bờ cõi ta, khẳng định đất Việt là của người Việt, hoàn toàn do người Việt làm chủ.

Trên đây là tài liệu Bài văn giải thích nhan đề “Thuế máu” mà trung tâm dành tặng riêng cho các bạn nhỏ. Hi vọng tài liệu có thể giúp đỡ thật nhiều với dạng bài này. Cùng với tài liệu này, trung tâm còn dành tặng các bạn nhiều bài văn hữu ích khác để cung cấp nguồn tư liệu phong phú cho quá trình học tập của chúng mình. Hãy cùng chia sẻ cẩm nang học tập này rộng rãi với bạn bè nhé!

                

 

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988