slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Văn Mẫu và Dàn Ý Thuyết Minh Bài Phú Sông Bạch Đằng

Bài viết hướng dẫn cách lập dàn ý thuyết minh “Phú sông Bạch Đằng” và bài văn mẫu thuyết minh tác phẩm “Bài phí sông Bạch Đằng” của tác giả Trương Hán Siêu. Phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo tìm gia sư dạy Văn chất lượng cao giúp các em học giỏi môn Văn hơn nhé.

I. Dàn ý thuyết minh “Phú sông Bạch Đằng”

1, Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Trương Hán Siêu (những nét chính về tiểu sử, cuộc đời, con người, sự nghiệp sáng tác,…)

– Giới thiệu chung về bài “Phú sông Bạch Đằng”

Dàn ý thuyết minh “Phú sông Bạch Đằng”

2, Thân bài

a, Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

– Ra đời khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên trên sông Bạch Đằng giành thắng lợi.

– Sau chiến thắng của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán và Trần Quốc Tuấn đánh tan giặc Mông – Nguyên xâm lược, dòng sông này đã trở thành nguồn cảm hứng thi ca với nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng nhưng “Phú sông Bạch Đằng” là tác phẩm nổi tiếng và để lại nhiều dấu ấn hơn cả.

b, Đặc điểm thể loại của tác phẩm – thể phú

– Phú là một thể văn cổ có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ rất sớm.

– Thể văn có vần hoặc xen lẫn vào trong nó văn vần hoặc văn xuôi.

– Được dùng để miêu tả cảnh vật, phong tục, bàn về các sự việc hay kể chuyện đời,…

c, Bố cục của bài phú

Gồm 4 đoạn:

– Đoạn mở đầu: tái hiện một cách chân thực và sâu sắc những cảm xúc của nhân vật khách trước vẻ đẹp của sông Bạch Đằng

– Đoạn hai: tái hiện lại lời kể của các bô lão với nhân vật khách về các chiến công trên sông Bạch Đằng

– Đoạn ba: những suy nghĩ, bình luận của các bô lão về các chiến công

– Đoạn kết: cất lên lời ngợi ca sâu sắc công ơn, đức độ của con người. Lời ca kết thúc bài phú luôn khắc sâu vào trái tim của mỗi người bởi nó không chỉ thể hiện niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc mà còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

d, Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài phú

– Giá trị nội dung:

     + Thể hiện lòng yêu nước và tự hào sâu sắc của con người Việt Nam về những chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng

     + Bài ca ca ngợi truyền thống anh hùng, bất khuất, trọng đạo nghĩa của con người Việt Nam

– Giá trị nghệ thuật:

     + Hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa

     + Lời văn biến hóa linh hoạt

     + Ngôn từ lắng đọng, giàu chất suy tư

     + Hệ thống các điển tích điển cố được sử dụng chọn lọc và mang lại hiệu quả to lớn.

3, Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài phú và nêu cảm nghĩ của bản thân về bài “Phú sông Bạch Đằng”

II. Bài viết thuyết minh về “Phú sông Bạch Đằng”

1, Mở bài

     Trương Hán Siêu là người có tính tình thẳng thắn, học vấn uyên thâm, được sự tín dụng, tin cậy của các vua Trần và đồng thời, ông cũng là một trong số những tác giả tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Những tác phẩm của ông hiện còn lại không nhiều song chúng đều thể hiện tinh thấn yêu nước, lòng tự hào truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc và có thể nói, tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng” là một trong số những sáng tác tiêu biểu nhất của ông cũng như của nền văn học Việt Nam thời Lí – Trần.

2, Thân bài

     Tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng” ra đời khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên trên sông Bạch Đằng giành thắng lợi. Như chúng ta đã biết, sông Bạch Đằng là một nhánh sông đổ ra biển Đông rộng lớn, nằm giữa hai tình Quảng Ninh và Hải Phòng, nơi đây đã ghi dấu biết bao thắng lợi vẻ vang, anh hùng của quân và dân ta trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đặc biệt, sau chiến thắng của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán và Trần Quốc Tuấn đánh tan giặc Mông – Nguyên xâm lược, dòng sông này đã trở thành nguồn cảm hứng, đề tài bất tận của thi ca với nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng nhưng có lẽ “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là tác phẩm nổi tiếng và để lại nhiều dấu ấn hơn cả.

     “Phú sông Bạch Đằng” được viết bằng thể phú – một thể loại lớn trong văn học trung đại. Như chúng ta đã biết, phú là một thể văn cổ có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Thêm vào đó, phú là một thể văn có vần hoặc xen lẫn vào trong nó văn vần hoặc văn xuôi. Nếu như cáo được dùng để vua, chúa ban hành, tuyên bố rộng rãi một vấn đề nào đấy thì phú lại được dùng để miêu tả cảnh vật, phong tục, bàn về các sự việc hay kể chuyện đời,… Và với những đặc điểm ấy, chúng ta có thể thấy rằng “Phú sông Bạch Đằng” mang đầy đủ những đặc điểm của thế phủ.

     Đồng thời, cùng giống như các tác phẩm văn học được viết theo thể phú, “Phú sông Bạch Đằng” cũng có bố cục bốn đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. Trước hết, trong đoạn mở đầu bài phú, tác giả Trương Hán Siêu đã tái hiện một cách chân thực và sâu sắc những cảm xúc của nhân vật khách trước vẻ đẹp của sông Bạch Đằng. Bằng việc liệt kê hàng loạt các địa danh mà nhân vật khách đã từng đi qua đoạn mở đầu bài phú đã giúp chúng ta cảm nhận được rõ nét tâm hồn nhạy cảm và khát khao muốn chiêm ngưỡng mọi cảnh đẹp của nhân vật khách trước vẻ đẹp vừa thơ mộng vừa hùng vĩ của sông Bạch Đằng. Tiếp đến, trong đoạn hai, bài phú đã tái hiện lại lời kể của các bô lão với nhân vật khách về các chiến công trên sông Bạch Đằng. Nơi đây “là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã”, “lã bãi đất xưa thổ trước Ngô chúa phá Hoằng Thao” và còn biết bao chiến thắng vẻ vang đã được các bô lão kể lại. Và để rồi, sau khi kể lại những chiến công của ta, trong đoạn ba của bài phú, tác giả đã nêu lên những suy nghĩ, bình luận của các bô lão về các chiến công này. Với các bô lão, nguyên nhân to lớn, quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của quân và dân ta đó chính là thiên thời – địa lợi – nhân hòa, song có lẽ, quan trọng hơn cả và quyết định đến thành công nhiều nhất đó chính là yếu tố con người. Cuối cùng, đoạn kết của bài có đã cất lên lời ngợi ca sâu sắc công ơn, đức độ của con người. Lời ca kết thúc bài phú luôn khắc sâu vào trái tim của mỗi người bởi nó không chỉ thể hiện niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc mà còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

     Thêm vào đó, có thể nói, bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu có giá trị to lớn về mặt nội dung và nghệ thuật. Trước hết, bài cáo đã thể hiện lòng yêu nước và tự hào sâu sắc của con người Việt Nam về những chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, đồng thời, nó cũng là bài ca ca ngợi truyền thống anh hùng, bất khuất, trọng đạo nghĩa của con người Việt Nam. Đồng thời, ở bài phú, chúng ta thấy rõ những nét đặc sắc về nghệ thuật. Có thể nói, tác phẩm là đỉnh cao của nghệ thuật phú trong nền văn học trung đại Việt Nam bởi nó có những hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa, lời văn biến hóa linh hoạt, ngôn từ lắng đọng, giàu chất suy tư cùng hệ thống các điển tích điển cố được sử dụng chọn lọc và mang lại hiệu quả to lớn.

3, Kết bài

     Tóm lại, “Phú sông Bạch Đằng” là một trong số những tác phẩm xuất sắc của nền văn học thời Trần nói riêng và văn học trung đại Việt Nam nói chung. Đọc bài phú, người đọc như được sống lại những năm tháng vẻ vang, hào hùng với những chiến công vang dội của dân tộc, để từ đó, thêm yêu, thêm tự hào về đất nước của chúng ta.

 

     Cảm ơn các em đã tìm đọc bài viết “Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Với bài viết này, trung tâm hi vọng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học và ôn tập, tuy nhiên, các em không nên sao chép vào các bài viết của mình. Nếu thấy bài viết hữu ích, các em nhớ like và share nhé!

Bình Luận Facebook

bình luận

2/5 - (3 bình chọn)

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ




Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988