slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Lập Dàn Ý và Phân Tích Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Mới Nhất 2024

Bài viết hướng dẫn lập dàn ý phân tích Đây Thôn Vĩ Dạ và bài văn viết phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hà Mặc Tử của học sinh giỏi 2019 giúp các em học sinh hiểu rõ hơn và bài thơ và nhà thơ để học và làm bài tập tốt hơn.

I. Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

1. Mở bài phân tích Đây Thôn Vĩ Dạ

–  Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử: một trong số những cây bút có sức sáng tạo mạnh mẽ và có nhiều đóng góp to lớn cho phong trào thơ Mới

– Khái quát về đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử: mang một diện mạo khá phức tạp nhưng chúng ta luôn nhận thấy ở đấy tình yêu đến đau đớn song vẫn luôn hướng về cuộc đời

– Giới thiệu khái quát về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

2. Thân bài phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

a. Khổ 1: bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về thôn Vĩ Dạ lúc bình minh

– Sử dụng câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” đặt ở đầu bài thơ vừa như lời trách nhẹ nhàng của cô gái vừa như lời tự trách của Hàn Mặc Tử

– Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ:

     + “nắng hàng cau – nắng mới lên”

     + “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

– Hình ảnh con người: mặt chữ điền – gợi vẻ đẹp phúc hậu, kín đáo vè một bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp, tràn đầy sức sống, trong trẻo, tinh khiết và phải chăng ẩn sau nó là tiếng nói rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát khao sống.

b. Khổ 2: khung cảnh trời, mây, sông nước thôn Vĩ trong đêm trăng

– Hai câu đầu: thiên nhiên chia lìa và mang đầy tâm trạng

     + sự chia lìa đôi ngả của mây và  gió: gió theo lối gió mấy đường mây

     + Nghệ thuật nhân hóa diễn tả tâm trạng: dòng nước buồn thiu

     + Sự chuyển động nhẹ nhàng của cảnh vật: hoa bắp lay

=> Mặc cảm chia lìa, nỗi buồn của tác giả

– Hai câu sau:

     + Hình ảnh thuyền trăng, sông trăng: sáng tạo nghệ thuật độc đáo, biểu tượng của hạnh phúc, của cõi mộng

     + “Kịp”: bình dị song nó đã hé mở ra cho người đọc về sự cảm nhận và tâm thế sống của tác giả – sống là phải chạy đua với thời gian.

=> Hai câu thơ khép lại khổ thơ thứ hai vừa như một sự hoài nghi vừa như một sự mong mỏi, hi vọng của tác giả – khát vọng hòa mình với cuộc đời, với thiên nhiên, với con người.

c. Khổ 3: Tâm sự của nhà thơ

– Điệp từ “khách đường xa”

– Nghệ thuật hoán dụ cùng từ ngữ đặc tả sắc trắng:  Áo em trắng quá nhìn không ra

– Câu thơ đa nghĩa: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

– Câu hỏi tu từ chứa điệp từ “ai”: Ai biết tình ai có đậm đà

=> Nhấn mạnh một cách sâu sắc mặc cảm chia li, tâm trạng chưa nhiều uẩn khúc – một nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải xót xa trong vô vọng

3. Kết bài phân tích tác phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: thông qua việc sử dụng từ ngữ, hình tượng đặc sắc, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh miêu tả cảnh đẹp của thôn Vĩ, đồng thời, đó là tiếng lòng của một nhà thơ yêu đời, mong muốn tha thiết gắn bó với cuộc sống.

II. Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

1. Mở bài

     Hàn Mặc Tử là một trong số những cây bút có sức sáng tạo mạnh mẽ và có nhiều đóng góp to lớn cho phong trào thơ Mới. Tuy cuộc đời ngắn ngủi và đau thương song ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ với nhiều tác phẩm có giá trị. Những vần thơ của Hàn Mặc Tử mang một diện mạo khá phức tạp nhưng chúng ta luôn nhận thấy ở đấy tình yêu đến đau đớn song vẫn luôn hướng về cuộc đời. Và có thể nói, Đây thôn Vĩ Dạ là một trong số những bài thơ tiêu biểu cho đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử.

2. Thân bài

     Trong khổ thơ đầu, tác giả Hàn Mặc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về thôn Vĩ Dạ lúc bình minh:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

     Câu hỏi tu từ cùng với cách sử dụng câu thơ với hàng loạt thanh bằng “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” đặt ở đầu bài thơ vừa như lời trách nhẹ nhàng của cô gái vừa như lời tự trách của Hàn Mặc Tử. Nhưng dù câu hỏi ấy là của ai đi chăng nữa thì nó cũng là nguồn mạch khơi dậy trong lòng thi sĩ biết bao kỉ niệm, bao hình ảnh về thôn Vĩ và để rồi những câu thơ tiếp sau, tác giả đã vẽ từng nét vẽ tuyệt đẹp về bức tranh bình minh nơi chốn thôn quê này. Trước hết đó là hình ảnh “nắng hàng cau – nắng mới lên”. Chắc hẳn, khi đọc đên đây nhiều người không nguôi tự hỏi tại sao tác giả lại sử dụng nắng mới lên mà không phải là ánh nắng nào khác. Nhưng tác giả đã thực sự tinh tế khi sử dụng hình ảnh nắng mới lên, bởi lẽ đó là cái nắng đầu ngày, còn tươi mới, tinh nguyên và từ đó làm toát lên vẻ đẹp trong trẻo, tinh khiết, ấm áp nơi thôn Vĩ. Không dừng lại ở đó, bức tranh thôn Vĩ càng trở nên hoàn thiện hơn với sự xuất hiện của “mảnh vườn”. Với việc sử dụng tính từ “mướt quá” cùng biện pháp so sánh “Xanh như ngọc” tác giả đã vẽ nên một khu vườn non tơ, sáng ngời và đầy sức sống  dưới ánh nắng ban mai. Để rồi, trên cái nền thiên nhiên ấy, hình ảnh con người xuất hiện thật tự nhiên “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Ba tiếng “mặt chữ điền” thôi nhưng cũng đủ để gợi nên cái vẻ đẹp kín đáo, phúc hậu đặc trưng vốn có của con người Vĩ Dạ. Như vậy, với những nét vẽ đơn sơ song tác giả Hàn Mặc Tử đã vẽ nên một bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp, tràn đầy sức sống, trong trẻo, tinh khiết và phải chăng ẩn sau nó là tiếng nói rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát khao sống.

     Nếu như trong khổ thơ thứ nhất, tác giả vẽ nên thôn Vĩ trong buổi bình minh thì đến khổ thơ thứ hai là khung cảnh trời, mây, sông nước thôn Vĩ trong đêm trăng. Dường như, trong khổ thơ thứ hai, mọi cảnh vật không còn đẹp, trong trẻo như trước nữa mà đã có sự chia lìa:

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

     Như lẽ thường ta vẫn thấy, gió và mây luôn đi liền với nhau, gió thổi mây bay, song ở đây, tác giả Hàn Mặc Tử lại nhìn thấy sự chia lìa đôi ngả của mây và  gió – gió và mây hờ hững mỗi thứ bay đi một nẻo đường riêng. Sự chia lìa đó tưởng chừng là vô lí, ngang trái song với ta có thể dễ dàng nhận thấy ẩn sau nó là tâm trạng mang đầy mặc cảm chia li của tác giả. Thêm vào đó, để diễn tả sâu sắc hơn tâm trạng của mình, tác giả còn sử dụng nghệ thuật nhân hóa nhằm nhấn mạnh nỗi buồn trĩu nặng tâm tư “dòng nước buồn thiu” cùng với việc miêu tả sự chuyển động chậm rãi, khẽ khàng qua hình ảnh “hoa bắp lay”. Tất cả những hình ảnh thơ ấy giúp chúng ta cảm nhận một cách sâu sắc, thấm thía hơn về nỗi buồn, cô đơn, mặc cảm chia lìa và nỗi lo âu, sợ hãi đang tồn tại trong tâm trí ông.

     Nhà thơ cảm thấy mình như đang bị bỏ rơi, bị lãng quên. Và rồi, trong khoảnh khắc ấy, ông dường như chỉ còn biết bám víu vào trăng:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

     Thuyền trăng , bến trăng là những sáng tạo nghệ thuật đầy độc đáo của thi sĩ. Đó là biểu tượng của cõi mộng, của hạnh phúc lứa đôi. Và với Hàn Mặc Tử, ông đợi chờ trăng cũng chính là đợi chờ niềm hạnh phúc của mình, để rồi, càng chờ, càng đợi lại càng âu lo, sợ hãi mà ông phải thốt lên “Có chở trăng về kịp tối nay?” Chữ “kịp” ở đây được tác giả sử dụng thật đắc địa, nó rất bình dị song nó đã hé mở ra cho người đọc về sự cảm nhận và tâm thế sống của tác giả – sống là phải chạy đua với thời gian. Và như vậy, hai câu thơ khép lại khổ thơ thứ hai vừa như một sự hoài nghi vừa như một sự mong mỏi, hi vọng của tác giả – khát vọng hòa mình với cuộc đời, với thiên nhiên, với con người.

     Và có lẽ, mọi nỗi niềm tâm sự của Hàn Mặc Tử dành cho xứ Huế ân tình, Vĩ Dạ yêu thương đã được nhà thơ gửi gắm trọn vẹn trong khổ thơ cuối của bài thơ.

Mơ khách đường xa khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

     Điệp từ “khách đường xa” được lặp lại hai lần như nhấn mạnh sự xa xôi, cách trở. Thêm vào đó, là việc sử dụng tính từ đặc tả độ trắng và biện pháp nghệ thuật hoán dụ “áo em trắng quá nhìn không ra” đã diễn tả được khoảng không gian xa cách, đầy nhạt nhòa. Và có lẽ, hơn ai hết, nhà thơ ý thức được sự xa xôi, cách trở và nhạt nhòa ấy:

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

     Lời thơ đa nghĩa “ở đây sương khói mờ nhân ảnh” cùng với việc sử dụng câu hỏi tu từ  chứa điệp từ “ai” lặp lại nhiều lần đã nhấn mạnh một cách sâu sắc mặc cảm chia li, tâm trạng chưa nhiều uẩn khúc – một nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải xót xa trong vô vọng. Và xét đến cùng đó là biểu hiện của khát khao sống, khát khao được giao cảm, được sẻ chia trong thi sĩ.

3. Kết bài

Tóm lại, thông qua việc sử dụng từ ngữ, hình tượng đặc sắc, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh miêu tả cảnh đẹp của thôn Vĩ, đồng thời, đó là tiếng lòng của một nhà thơ yêu đời, tha thiết gắn bó với cuộc sống.

>> Các em tham khảo thêm nhiều bài VĂN MẪU tại đây nhé : Cẩm Nang Học Tập

Cảm ơn các em đã tìm đọc bài viết này! Bài viết “Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ” trung tâm vừa mới hoàn thành, hi vọng sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích với các em, song các em không nên sao chép vào các bài viết của mình. Nếu cảm thấy bài viết hay và hữu ích cho bản thân trong quá trình học tập, các em hãy like và share bài viết này nhé!

Từ khóa tìm kiếm nhiều :

phân tích đây thôn vĩ dạ

phân tích bài thơ đây thôn vĩ dạ

dàn ý phân tích đây thôn vĩ dạ

lập dàn ý đây thôn vĩ dạ

phân tích bài đây thôn vĩ dạ

Bình Luận Facebook

bình luận

2.5/5 - (2 bình chọn)

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988