Trang chủ » Cẩm Nang Học Tập »
Nội dung bài viết
– Giới thiệu những nét khái quát, tiêu biểu nhất về chiếc xe đạp.
a, Nguồn gốc và lịch sử ra đời của chiếc xe đạp
– Năm 1817, chiếc xe đạp trên thế giới ra đời bởi sự phát minh của Baron von Drais – một vị nam tước người Đức.
– Năm 1839, chiếc xe đạp gắn thiết bị cơ khí đầu tiên ra đời bởi công của một thợ rèn người Scotland tên là Kirkpatrick MacMillan.
– Năm 1865, hai anh em thợ đóng tàu ở Paris là Ernest Michaux và Pierre Michaux phát minh ra chiếc bàn đạp.
– Năm 1869, chiếc xe đạp được làm bằng thép thay vì được làm bằng gỗ như trước đó.
– Năm 1879, Lawson – một người anh đã phát minh ra xích, phát minh này của Lawson đã kéo theo sự cải tiến về khung, pedan, đùi, đĩa,…
– Năm 1885, bánh trước và bánh sau của chiếc xe đạp được thiết kế bằng nhau, phát minh này của J.K. Sartley.
– Năm 1887, nhà sáng chế Scotland là John Boyd Dunlop, tiếp tục cải tiến bánh xe đạp với việc dùng ống hơi bằng cao su.
– Năm 1890, Édouard Michelin ở Pháp và Roberton ở Anh đã thiết kế làm cho bánh có thể tháo lắp được.
– Năm 1920, người ta đã đổi thành ruột rỗng để cho chiếc xe nhẹ hơn, chất liệu của xe thì được đổi thành hợp kim
b, Cấu tạo và những đặc điểm cơ bản của chiếc xe đạp
– Hệ thống truyền lực gồm các bộ phận như đùi, bàn đạp, đĩa, xích, líp, trục giữa,…
– Hệ thống chuyển động bao gồm các bộ phận như bánh xe trước, bánh xe sau.
=> Hệ thống truyền lực và hệ thống chuyển động có tác dụng truyền lực và truyền động.
– Hệ thống lái lại bao gồm ghi đông và cổ phuốc, giúp cho việc điều khiển chiếc xe trở nên dễ dàng và cũng dễ dàng hơn khi muốn chuyển hướng điều khiển.
– Hệ thống phanh bao gồm cụm má phanh, dây phanh, tay phanh, chúng giúp cho người lái xe có thể làm chủ vận tốc khi di chuyển và từ đó có thể đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
– Khung chịu lực thường được làm bằng thép, có tác dụng gắn kết các bộ phận khác lại với nhau.
– Yên xe, giúp cho người sử dụng có được chỗ ngồi thoải mái và phù hợp nhất khi di chuyển.
– Ngày nay, để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng, những chiếc xe đạp còn có thêm một số bộ phận khác như rổ xe, đèn xe,…
c, Công dụng, giá trị, và cách sử dụng xe đạp
– Công dụng, giá trị của xe đạp:
– Chiếc xe đạp là phương tiện di chuyển dễ dàng sử dụng đối với con người, có thể di chuyển nhanh chóng, tiện lợi trong những giờ cao điểm tắc đường.
– Xe đạp là phương tiện giao thông không thải khí độc ra môi trường, không sử dụng nhiên liệu và vì thế nó góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
– Đạp xe đạp thường xuyên còn là một trong số những bài tập thể dục hữu ích, giúp tăng cường sức khỏe và có một vóc dáng thon gọn, trẻ đẹp.
– Cách giữ gìn, bảo quản:
– Thường xuyên lau xe sạch sẽ
– Kiểm tra độ căng và tra dầu thường xuyên cho xe.
– Thường xuyên kiểm tra độ căng của lốp xe để tránh việc lốp xe bị hỏng.
3, Kết bài
– Khái quát những đặc điểm cơ bản, giá trị, ý nghĩa của chiếc xe đạp và nêu cảm nghĩ của bản thân.
1, Mở bài văn thuyết minh chiếc xe đạp
Cuộc sống của chúng ta ngày càng văn minh, hiện đại và phát triển, vì vậy, gắn với nhu cầu đi lại trong đời sống hằng ngày của chúng ta cũng có nhiều phương tiện giao thông mới ra đời. Một trong số những phương tiện giao thông ra đời sớm nhất, phục vụ đắc lực và có quan hệ gần gũi, thân thuộc nhất với con người đó chính là chiếc xe đạp.
2, Thân bài thuyết minh cái xe đạp
Xe đạp là loại phương tiện giao thông gần gũi và có từ lâu đời, tuy nhiên không phải ai cũng biết nó có nguồn gốc từ đâu và ra đời như thế nào. Đi sâu nghiên cứu, khám phá về nguồn gốc, lịch sử ra đời của chiếc xe đạp chắc hẳn chúng ta sẽ thấy nhiều điều thú vị. Vào năm 1817, chiếc xe đạp trên thế giới ra đời bởi sự phát minh của Baron von Drais – một vị nam tước người Đức. Mô hình chiếc xe đạp đầu tiên này được làm bằng gỗ, gắn với hai chiếc bánh xe và chúng di chuyển được nhờ vào việc người lái xe dùng hai chân để đẩy. Tuy nhiên, sau đó, với sự phát triển của các ngành công nghiệp và khoa học kĩ thuật, chiếc xe đạp đầu tiên ngày càng được cải tiến, phù hợp hơn với nhu cầu của con người. Năm 1839, chiếc xe đạp gắn thiết bị cơ khí đầu tiên ra đời bởi công của một thợ rèn người Scotland tên là Kirkpatrick MacMillan. Năm 1865, hai anh em thợ đóng tàu ở Paris là Ernest Michaux và Pierre Michaux phát minh ra chiếc bàn đạp. Kể từ năm 1869, chiếc xe đạp được làm bằng thép thay vì được làm bằng gỗ như trước đó. Năm 1879, Lawson – một người anh đã phát minh ra xích, phát minh này của Lawson đã kéo theo sự cải tiến về khung, pedan, đùi, đĩa,… Năm 1885, bánh trước và bánh sau của chiếc xe đạp được thiết kế bằng nhau, phát minh này của J.K. Sartley. Năm 1887, nhà sáng chế Scotland là John Boyd Dunlop, tiếp tục cải tiến bánh xe đạp với việc dùng ống hơi bằng cao su. Năm 1890, Roberton ở Anh và Édouard Michelin ở Pháp đã thiết kế làm cho bánh có thể tháo lắp được. Năm 1920, người ta đã đổi thành ruột rỗng để cho chiếc xe nhẹ hơn, chất liệu của xe thì được đổi thành hợp kim. Và có thể thấy, đây cũng chính là chiếc xe đạp mà đến nay vẫn còn được sử dụng trên thế giới.
Trải qua quá trình phát triển với nhiều cải tiến nhưng về cơ bản cấu tạo của chiếc xe đạp vẫn không thay đổi. Nó bao gồm các bộ phận cơ bản như hệ thống truyền truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống lái, hệ thống phanh, khung chịu lực và yên xe. Hệ thống truyền lực gồm các bộ phận như đùi, bàn đạp, đĩa, xích, líp, trục giữa,… Hệ thống chuyển động bao gồm các bộ phận như bánh xe trước, bánh xe sau. Với hệ thống truyền lực và hệ thống chuyển động có tác dụng truyền lực và truyền động, giúp cho chiếc xe có thể di chuyển dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng hơn. Hệ thống lái lại bao gồm ghi đông và cổ phuốc, giúp cho việc điều khiển chiếc xe trở nên dễ dàng và cũng dễ dàng hơn khi muốn chuyển hướng điều khiển. Hệ thống phanh bao gồm cụm má phanh, dây phanh, tay phanh, chúng giúp cho người lái xe có thể làm chủ vận tốc khi di chuyển và từ đó có thể đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Khung chịu lực thường được làm bằng thép, có tác dụng gắn kết các bộ phận khác lại với nhau. Và cuối cùng đó là yên xe, giúp cho người sử dụng có được chỗ ngồi thoải mái và phù hợp nhất khi di chuyển. Ngoài ra, ngày nay, để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng, những chiếc xe đạp còn có thêm một số bộ phận khác như rổ xe, đèn xe,…
Ra đời và xuất hiện trong cuộc sống của con người từ rất sớm, bởi vậy, chiếc xe đạp có vai trò, công dụng to lớn đối với đời sống của con người. Trước hết, chiếc xe đạp là phương tiện di chuyển dễ dàng sử dụng đối với con người, giúp con người có thể tiết kiệm thời gian và nó cũng là phương tiện có thể di chuyển nhanh chóng, tiện lợi trong những giờ cao điểm tắc đường. Thêm vào đó, xe đạp là phương tiện giao thông không thải khí độc ra môi trường, không sử dụng nhiên liệu và vì thế nó góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Cùng với đó, việc đạp xe đạp thường xuyên còn là một trong số những bài tập thể dục hữu ích, nó không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp giảm mỡ bụng và có một thân hình, vóc dáng đẹp. Xe đạp là loại xe nhỏ gọn và dễ dàng sử dụng vì vậy rất thuận tiện cho việc cất giữ nó. Tuy nhiên, để chiếc xe đạp có thể sử dụng lâu dài vá phát huy hết giá trị, trong quá trình sử dụng chúng ta cần phải thường xuyên lau xe sạch sẽ, kiểm tra độ căng và tra dầu thường xuyên cho xe. Đồng thời, cũng cần kiểm tra độ căng của lốp xe để tránh việc lốp xe bị hỏng.
3, Kết bài
Tóm lại, chiếc xe đạp là một phương tiện giao thông quen thuộc, gần gũi và dễ dàng sử dụng đối với tất cả mọi người. Ngày nay, mặc dù có nhiều phương tiện giao thông mới, hiện đại hơn ra đời song xe đạp vẫn được nhiều người lựa chọn sử dụng vì sự tiện lợi và gọn nhẹ của nó.
Trên đây là bài viết “Thuyết minh về chiếc xe đạp” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Với bài viết này, trung tâm mong rằng sẽ góp phần hỗ trợ các em trong quá trình học tập và ôn luyện. Tuy nhiên, các em không nên sao chép bài viết này vào trong các bài viết của mình. Đừng quên like và share bài viết này giúp trung tâm nhé. Trung tâm cảm ơn các em thật nhiều!
Từ khóa tìm kiếm nhiều :
thuyết minh về chiếc xe đạp
xe đạp thuyết minh
dàn ý xe đẹp
dàn ý thuyết minh xe đạp
thuyết minh về cái xe đạp
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm